- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12230
- Tổng truy cập: 3,388,766
PHẠM VIÊN
- 1820 lượt xem
PHẠM VIÊN
Phạm Viên là người làng An Bài huyện Đông Thành tỉnh Nghệ An. Đời ông tổ Phạm Viên hiền lành phúc hậu, gặp được người Thầy để cho ngôi mộ, đoán rằng: “Ngôi này phát một đời Tiến sĩ, một đời thành tiên”.
Đời con ông cụ ấy là Phạm Chất đỗ Tiến sĩ về thời vua Thần Tôn nhà Lê, làm quan đến tả thị lang. Phạm Chất sinh ra hai con, con cả là Phạ Tán, con thứ là Phạm Viên.
Phạm Viên lớn lên, 18 tuổi mà vẫn biếng học, chỉ ham sự chơi bời. Ông bố chửi mắng thì Phạm Viên nói rằng:
– Người ta quí thích chí là hơn, phú quí 80 năm, chẳng qua cũng là một giấc mộng hoàng lương mà thôi1.
Từ đấy bỏ nhà đi, vào núi Hồng Lĩnh hái thuốc. Đi cùng kiệt 3 ngày, vào đến rừng sâu, gặp một cụ già chống cái gậy trúc, mặc án thầy tu. Viên biết là người lạ, quì xuống trước mặt, kể lể sự mình. Cụ già đem Phạm Viên về, đi nửa thôi đường, thấy có vài gian nhà gianh, cụ già dắt vào trong nhà ấy. Vào đấy thì chỉ thấy trên bàn có một quyển sách con, bên cạnh có một vò nước, còn thì không có gì cả, và cũng không có một người đầy tớ nào.
Phạm Viên ở đấy, cụ già thỉnh thoảng múc cho một gáo nước, bảo phải uống hết, lại cho một cái túi, bảo rằng:
– Về cứ mở túi ra mà xem, tự khắc biết.
Nói xong, cụ già và nhà cửa biến mất. Phạm Viên trở ra tìm lối về, cứ trông về phía mặt trời mọc mà đi. Một lát đến đầu làng, về đến nhà thì đã được 12 năm rồi.
Bấy giờ Phạm Viên đã 30 tuổi, họ hàng làng mạc ai cũng lấy làm kì, nhưng không ai biết Phạm Viên đã thành tiên. Phạm Viên ở nhà, có khi ngủ đến 10 ngày mới dậy, có khi hai, ba tháng mới ăn một thìa cháo. Quan Thị lang vẫn gọi Phạm Viên là thằng rồ.
Phạm Viên có bà cô ngoài 70 tuổi, không có con cái, Phạm Viêm cho bà 21 đồng tiền, và dặn rằng:
– Nếu có mua gì, chỉ mua 20 đồng, còn để dành lại một đồng, tự nhiên lại có 20 đồng khác, có thể đủ dùng được trọn đời.
Bà cụ nghe nhời ấy, quả nhiên cứ mua buổi sáng thì buổi chiều lại thấy đủ 21 đồng tiền. Được một năm, bà ấy mất, món tiền ấy cũng biến đi.
Thường một khi đến chơi núi Ngọc Sơn, nằm trọ trong nhà hàng, bảo với mụ già nhà hàng rằng:
– Ở gần đây, sau tất có hoả tai, ta cho mụ kia một lọ rượu này, khi nào thấy cháy, thì lấy rượu mà vẩy vào, kẻo gió to thì cháy lây mất cả,
Tháng năm, quả nhiên có hoả tai, bấy giờ đang mùa gió nồm, không tài nào cứu được. Mụ già nhớ đến nhời Phạm Viên, cầm lọ rượu rảy vào đám lửa, tự nhiên giờ mưa xuống như trút nước, lửa phải tắt ngay, nước mưa sặc những mùi rượu, ba ngày chưa tan mùi.
Lại một khi, Phạm Viên đi qua huyện Hoằng Hoá, thấy một người già ngoài 70 tuổi còn phải đi ăn xin, Phạm Viên thương tình, cho một cái gậy dặn rằng:
– Hễ đi đến chợ nào thì cắm cái gậy ấy bên cạnh đường, không phải kêu van gì, tự nhiên người ta phải lấy tiền cắm vào đầu gậy, cứ đủ 100 đồng thì nhổ lên đem đi chỗ khác.
Ông già kia y nhời ấy, quả được dư ăn thằ mặc, khi ông già ấy chết thì cái gậy cũng biến mất.
Phạm Viên thường dạy một người học trò, chỉ học hai chữ “cát cao”, nghĩa là cáu gầu múc nước. Người học trò xin học chữ khác, Phạm Viên bảo rằng:
– Ngày sau phú quý, chỉ hai chữ ấy đủ rồi, can gì phải học nhiều cho mệt?
Về sau, người ấy phải đi lính, canh thuyền, xảy ra khi chúa Trịnh đi chơi, bắt khai các đồ trong thuyền, đến cái gầu múc nước, không ai biết biên chữ gì. Bấy giờ có cả quan Tham tụng là Hà Tôn Mục ở đấy, cũng không nhớ chữ gì là cái gầu.
Người ấy nhân canh ở đấy, mới nói rằng:
– Khi trước tôi đi học, còn nhớ được chữ Cát cao là cái gầu múc nước. Quan Tham tụng cho là người học rộng, tâu với chúa Trịnh, vì thế được cất lên làm quan lục phẩm.
Đến năm Phạm Viên 40 tuổi, ông thân sinh được vua chúa yên dùng, làm quan tại kinh. Phạm Viên ở nhà, một hôm bỗng dưng sai người nhà sắm sửa đồ thờ, may áo chế, sắm gậy trúc. Được vài ngày, quả nhiên có tin quan Thị lang mất tại kinh.
Phu nhân làm ma, toan đem xuống thuyền, để đi đường hải đạo về Nghệ. Phạm Viên không nghe, sắm đủ minh tinh nhà táng, áo quan võng vì, và đủ các đồ nghi vệ đi đường, xin đến gà gáy thì rước ma đi bộ tự Thăng Long về Nghệ. Ai cũng cười là người gàn. Không ngờ đi tự gà gáy, mới đến lúc mặt trời mọc, đã về đến đầu làng An Bài. Chúng bấy giờ mới tin Phạm Viên có phép tiên.
Tống táng đâu đấy, Phạm Viên từ mẹ lại đi. Được 5 năm thì phu nhân mất. Chiều hôm cất ma xong, Phạm Viên về khóc ở trước mồ, rồi để một hòm ở lại đấy mà đi. Sáng hôm sau, người nhà trông thấy, mở hòm ra xem, thì thấy đủ cả trâu bò, lợn gà, và các thứ giò nem bánh trái, không biết bao nhiêu mà kể. Lại có 500 quan tiền, 100 cân bạc. Trên mặt hòm đề rằng: “Của cô ai tử là Phạm Viên kính tế”.
Từ đấy trở đi, hoặc khi có người gặp ở Thăng Long hoặc khi có người gặp ở cửa bể Thần Phù. Trong năm Bảo Thái, có ông Trương hữu Điều mở tràng học ở Hà Nội, có một ngừi ăn mặc lam lũ vào làm văn, chỉ chớp mắt xong bài văn rồi biến mất. Ông kia xem văn nói rằng: “Văn chương này cách cục nhà tiên, lại ông Phạm Viên đùa ta đây!”. Biến hoá không ai biết đâu mà lường được.
Chú thích:
1. Hoàng lương là kê vàng: Xưa có người nằm mộng làm quan phú quí hơn 20 năm giời, lúc tỉnh dậy, nhà trọ vẫn chửa thổi chín nồi kê.
(Phan Kế Bính: Nam Hải dị nhân liệt truyện, Nxb Trẻ-Nxb Hồng Bàng- 2011, tr 219-223)
Đôi lời nói thêm:
Năm 2009, chúng tôi về Diễn Hoàng để nghiên cứu tìm hiểu về dòng họ Phạm (gốc Mạc) ở đây thi được các ông Phạm Văn Nghị, Phạm Như Ý cho biết thêm: “Khoảng năm 1988-1989, dòng họ Phạm có tổ chức lễ cầu tiên để mời cụ Phạm Viên về ở tại từ đường họ Phạm (gốc Mạc) ở xã Quỳnh Hưng-Quỳnh Lưu. Cầu được khảng 3 ngày thì cụ Phạm Viên giáng bút căn dặn con cháu bằng bài thơ sau:
“Mạc Sơn mấy trượng núi xanh xanh
Cội hạc mây bay cuộn gió lành
Cây cỏ xanh tươi màu thuỷ thuý
Chim muông reo hót ánh bình minh
Nước nguồn ơn đức lưu muôn thưở
Cội phúc tiền nhân trổ vạn cành
Con cháu đời đời ghi nhớ mãi
Giống dòng họ Mạc chớ ô danh”.
Theo dân làng, vào năm 1999, cụ Phạm Viên có về hỏi thăm làng, vào thắp hương xong thì biến mất. Người cụ mảnh mai cầm một bó rau muống.
Phan Văn Thuận sưu tầm
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.