- Đang online: 2
- Hôm qua: 1218
- Tuần nay: 36898
- Tổng truy cập: 3,470,892
Bác Hồ nói chuyện lịch sử ở Cao Bằng
- 1150 lượt xem
Bác Hồ nói chuyện lịch sử ở Cao Bằng
![]() |
Sau 20 năm, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pắc Bó (Cao Bằng – 1961). |
Tháng 5-2011, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ rời cảng Nhà Rồng đi “Tìm hình của Nước” và cũng chẵn 70 năm, sau thời gian bôn ba năm châu, bốn biển Bác trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chúng tôi những nhà báo, nhà giáo từ thủ đô Hà Nội đã làm cuộc hành hương về thăm “Quê hương cách mạng”- Pác Bó. Nơi đây có suối Lê Nin, núi Các Mác mà Bác Hồ từng vịnh trong bài thơ nổi tiếng: “Sáng ra bờ suối tối vào hang/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Trăm nghe không bằng một thấy,chúng tôi vô cùng xúc động ngồi quây quần bên tấm phản gỗ, nghe người hướng dẫn kể cho nghe chuyện Bác Hồ ở Pác Bó:
Một lần ông Lê Quảng Ba và ông Đức Thanh cùng đoàn tùy tùng đưa Bác đi công tác. Qúa trưa đoàn đến Phia Gào, khi đã leo lên một đỉnh núi cao, bỗng Bác reo lên:
Lam Sơn đây rồi! Chín mươi chín ngọn núi ở đằng kia.
Mọi người nhìn theo tay Bác chỉ dãy núi đá xa ngang trời, từng chỗ đen thẫm. Bác giảng giải “ Xưa kia miền đất ấy gọi là Phượng Hoàng. Theo truyền thuyết kể, có một đàn chim 100 con phượng hoàng bay đến đây tìm chỗ đậu , nhưng chỉ có 99 ngọn núi, không đủ chỗ cho 100 đậu nên cả đàn lại bay đi…”. Ông Đức Thanh xuýt xoa: “Tiếc quá Bác nhỉ?”
-Tiếc thì có tiếc – Bác nói – truyền thuyết xưa chỉ muốn nói về ước vọng của con người. Người dân Cao Bằng muốn quê hương mình có một vùng đất thiêng, đất thánh,đất Đế Vương. Nhưng ước muốn không hoàn mĩ nên họ mượn truyền thuyết để gửi gắm ước mơ của mình.
Suối Lê Nin |
– Sao không hoàn mĩ ạ? Ông Lê Quảng Ba hỏi Bác. Bác giải thích: “Vùng đất Lam Sơn này từng đóng đô của triều Mạc, từ Mạc Kính Cung đến Mạc Kính Vũ, kéo dài 85 năm, từ năm 1592 đến 1677. Cuối triều nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long bị Lê – Trịnh đánh cho lao đao, Mạc Mậu Hợp đã cho người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm kế sách. Nguyễn Bỉnh Khiêm trả lời ngắn gọn: “Cao Bằng tuy tiểu, sổ thế khả dung” (đất Cao Bằng tuy nhỏ có thể dung thân được vài đời). Nghe lời Trạng trình, Mạc Kính Cung rút về Cao Bằng cố thủ, chiếm Là Nự làm kinh đô”. Cả đoàn ngồi nghe bị hút theo câu chuyện cổ sử của Bác. Ông Lê Quảng Ba liền hỏi:
– Dạ thưa Bác, tại sao nhà Mạc bị thất bại ạ?
Bác ân cần giải thích: “Nói về thất bại của một triều đại thì có nhiều nguyên nhân. Hồ Quý Ly thất bại vì không được lòng dân và bị mang tiếng xấu là cướp ngôi. Mạc Đăng Dung cũng mang tiếng là cướp ngôi, nhưng nhà Mạc tồn tại hơn 100 năm vì có nhiều cải cách, kinh tế phát triển, nhân dân nhiều năm được hưởng thái bình. Nhưng cuối cùng cũng dẫn đến suy vong, vì Lê – Trịnh mạnh nên dồn nhà Mạc vào thế thủ và thất bại. Tuy nhiên, 100 năm nhà Mạc ở Cao Bằng cũng làm cho tỉnh nhỏ miền núi này phát triển nhiều mặt biến Cao Bằng từ một vùng mông muội trở nên vùng đất văn hóa. Nhà Mạc lên Cao Bằng vẫn giữ chính sách trọng nhân tài, cứ ba năm mở một khoa thi kén người giỏi ra giúp việc nước. Nữ tiến sĩ duy nhất của nền khoa bảng Việt Nam là bà Nguyễn Thị Duệ cũng đỗ đạt tại Cao Bằng. Nhà Mạc giúp cho nền nông nghiệp Cao Bằng từ chỗ chỉ biết làm nương rẫy, chọc lỗ tra hạt đến nền văn minh lúa nước. Thời nhà Mạc thủ công nghiệp phát triển như nghề lò rèn, lò gốm tinh xảo. Văn hóa, nghệ thuật phát triển với những ông tổ nghề hát xướng Bế Văn Phùng, Nông Quỳnh Văn…
Ông Đức Thanh nhận xét: “Dạ thưa Bác! Nhà Mạc cũng có công chứ ạ!”. Bác nói: “Rồi đây lịch sử phải nhìn lại. Dẫu sao vùng này cũng từng có ông vua đến ở. Vùng núi Phượng Hoàng là căn cứ địa của nhà Mạc chống lại quân Lê – Trịnh. Nay ta xây dựng vùng căn cứ cách mạng trong vùng núi Phượng Hoàng với cái tên mới Lam Sơn. Lê Lợi – Nguyễn Trãi lấy “Núi Lam Sơn dấy nghĩa. Chốn hoang dã nương mình…” để đánh đuổi quân cướp nước nhà Minh, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Ta xây dựng căn cứ Lam Sơn bao nhiêu năm rồi chú Ba?
-Dạ thưa Bác 5 năm rồi.
-Năm năm, bằng nửa thời gian của Lê Lợi. Năm năm từ “Chốn hoang dã nương mình” nay ta tiến về xuôi để giành độc lập từ tay phát xít Nhật…Thôi chuyện lịch sử để lại sau, bây giờ chúng ta tiêp tục hành quân. Đến đây Bác thuộc đường. Đến lượt Bác dẫn các chú đi. Mọi người vui vẻ xuống núi “Theo chân Bác…”
Bài Lê Sỹ Tứ (Đăng trên báo Người Cao Tuổi số 953+954 ra ngày 2/9/2011)
Viết bình luận
Tin liên quan
-
Việt Nam sẽ có thêm một Di tích quốc gia đặc biệt: Lưu giữ thanh đao từng theo Thái tổ Mạc Đăng Dung chinh chiến, là kinh đô thứ hai của nhà Mạc
-
LƯỢC SỬ MẠC KÍNH ĐIỂN
-
Ngôi đền cổ thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên ở Hải Dương
-
Trạng nguyên Việt Nam nào đã đánh bại thần cờ của Trung Hoa?
-
Dấu tích kinh đô hướng biển của nhà Mạc
-
Di tích đặc biệt ghi dấu ấn Vương triều Mạc tại Hải Phòng
-
Ông vua nhà Mạc lên ngôi mùng 1 Tết
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
-
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC