- Đang online: 1
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12894
- Tổng truy cập: 3,389,056
Di Dời mộ cụ Mạc Đăng Lượng
- 312 lượt xem
Di Dời mộ cụ Mạc Đăng Lượng
(Ghi chép của Hoàng Trần Trực)
Cụ Mạc Đăng Lượng là con cả cụ Mạc Đăng Trắc và cụ Đậu Thị Minh. Cụ là cháu 7 đời cụ Mạc Đĩnh Chi và là chú ruột Thái tổ Mạc Đăng Dung. Năm 17 tuổi đậu Tiến sỹ và làm quan đời Lê được phong Quốc Công. Dưới Triều Mạc được phong Phó quốc vương và năm 1535 vâng lệnh Thái Tông Mạc Đăng Doanh vào trấn thủ Hoan Châu (Nghệ An), đóng doanh trại tại Đô Đặng (Xã Đặng Sơn). Năm 1575 cụ cùng thuộc tướng là Thạch quận công Nguyễn Quyện thắng được Lại quốc Công ở Lèn Hai vai (Diễn Châu) và 1576 bắt được Tấn Quốc công tại Thanh Hóa
Năm 1592 Thăng Long thất thủ, cụ đổi tên là Hoàng Đăng Quang, chiêu 137 hộ dân lập thành làng Đặng Lâm (xã Đặng Sơn – Đô Lương). Cụ bà là Mai Thị Huệ. Hai cụ sinh được 5 người con trai:
Con đầu là Hoàng Đăng Lưu hiệu là sa tăng thiền sư tự Pháp Lưu là thuỷ tổ chi họ Hoàng Trần xã Đặng Sơn.
Thứ Hai là Hoàng Đăng Đạo tự Nhã Đạo là thuỷ tổ chi họ Hoàng Trần xã Bắc Sơn.
Thứ ba là Hoàng Đăng Kỳ hiệu là Thiện Y đạt Lý diệu đạo sư trưởng tự Bá Kỳ là thuỷ tổ chi họ Hoàng Bá xã Nam Sơn.
Thứ tư là Hoàng Đăng Ngọc tự Kim Ngọc là thuỷ tổ chi họ Hoàng Sỹ xã Yên Sơn.
Thứ năm là Hoàng Đăng Thuật tự Phúc diện là thuỷ tổ chi họ Hoàng Văn xã Nam Lạc, xã Nam Lĩnh và xã Đà Sơn.
Lúc cuối đời hai cụ về ở ẩn tại xã Nam Lạc (Nam Đàn), cụ ông hưởng thọ 108 tuổi và cụ bà hưởng thọ 92 tuổi. Lúc mất mộ 2 cụ được song táng tại Rú cật thuộc dãy núi Đại Huệ.
Duệ hiệu của cụ ụng là: Tiền triều Hoàng đại tướng, Tam giáp tiến sỹ tước quốc công, Mạc triều Phó quốc vương, gia phong Thái quốc công, tặng Hiển công vương, gia tặng Minh nghĩa Đại vương, tự cát giang tử, đăng tiên đô miếu, thần quang linh ứng uy đức tụn thần, bao phong phù cách Hồng du, gia phong anh dũng thánh hoàng Đại vương thượng, thượng, thượng đẳng Thần.
Gia phả ghi rõ: Mộ hai cụ được song táng tại xã Nam Lạc: diện tiền Lam giang thuỷ, hậu bối Đại Huệ Sơn, tả hữu viễn cận sơn thuỷ, phân hướng tý ngọ, phân kim, Kim tinh chi cục. Tính đến nay (1992) đã ngót 372 năm. Hàng năm con cháu thuộc 5 chi đều đến tịnh mộ. Việc chăm sóc thường xuyên do chi họ Hoàng Văn ở Nam Lĩnh trông coi. Mộ 2 cụ được xây dưới chân núi Đại Huệ theo hình chữ nhật dài 4,25m và rộng 2,50m.
Mấy năm gần đây nhân dân địa phương đào núi lấy đá và gần xâm phạm vào mộ tổ. Chi họ Hoàng Văn ở Nam Lĩnh thấy khó lòng bảo quản nên đã thông báo với chi họ Hoàng Trần ở Đặng Sơn. Chi họ Hoàng Trần ở Đặng Sơn đã triệu tập 5 chi (Đặng Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn, Yên Sơn và Đà Sơn). Sau cuộc họp 5 chi đã thống nhất phải rước mộ Thần tổ về xã Đặng Sơn. Ngày 12 tháng 3 năm Nhâm thân tức 14 tháng 4 năm 1992 một đoàn con cháu của 5 chi do Hoàng Trần Chí làm trưởng đoàn và Hoàng Trần Công tộc trưởng làm phó đoàn đã xuống để chuyển mộ Thần tổ từ Nam Đàn dời về xã Đặng Sơn, sau khi đã xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, hai huyện Nam Đàn, Đô Lương và 4 xã Nam Lạc, Nam Lĩnh, Đặng Sơn và Nam Sơn. Tham gia đào mộ còn có 8 con cháu thuộc chi Hoàng Văn ở Nam Lĩnh và một số đông con cháu Cổ Lễ ở Nam Lĩnh phục dịch. Từ trưa ngày 12 tháng 3 Nhân thân (14-4-1992) sau khi cẩn cáo với Thần tổ, con cháu bắt tay vào đào mộ. Trong quá trình đào có sự giám sát của công an huyện Nam Đàn và hàng trăm nhân dân các xã lân cận tới xem. Con cháu đào đúng vào phần mộ đã được xây đắp từ trước. Quá trình đào có gặp nhiều viên đá lẻ. Do kế hoạch đã ẩn định ngày 14 phải đào xong để 15 rước về quàn tại miếu đường chi họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn và sáng ngày 16 làm lễ, chiều 16 rước Linh hài hai vị Thần tổ lên chôn tại Nghĩa địa họ Hoàng tại Hòn lửa thuộc xã Nam Sơn, mặt khác cũng do nhiệt tình của con cháu nên cả 27 cháu, con đã thay nhau đào cả ngày lẫn đêm. Sau 24 giờ hết sức đào, đến trưa ngày 13 tháng 3 lúc đào sâu khoảng trên 2,50 m thì gặp một vỉa đá bàn và không hề thấy một dấu vết nào của phần mộ. Cả đoàn họp lại bàn kế hoạch. Một cháu thuộc chi họ Đà – Sơn cho biết ở Thanh Chương có một thầy địa lý rất giỏi, phải đến tìm và mời về chỉ mộ cho, nhưng không rõ thầy địa lý tên gì và ở xã nào. Cuộc họp đi đến kết luận là một mặt cứ đi mời thầy địa lý, mặt khác con cháu tiếp tục đào rộng ra. Từ chiều 13 các con cháu tiếp tục đào rộng ra phía bên trái ngôi mộ. Trong khi đó thì cháu Hoàng Trần Trung lái xe máy đưa cháu Hoàng Trần Công đi Thanh Chương. Đến Dùng, huyện lỵ của Thanh Chương hỏi thăm thì được biết tên thầy địa lý là Thầy Hưng ở xã Thanh Mai gần nông trường Hạnh Lâm. Hai chú cháu tiếp tục sang sông đi đến xã Thanh Mai, hỏi thăm bà con gần đó cho biết Thầy Hưng năm nay 38 tuổi lại vừa câm vừa điếc, không dễ gì gặp thầy ngay. Vì đông khách, muốn gặp phải đăng ký trước ít nhất là 3 ngày và phải thông qua người anh ruột thì mới tiếp chuyện được. Chú cháu bảo nhau là dù khó khăn mấy, do công việc cấp bách nên cứ thử vào xem. Vào nhà gặp ông anh, sau khi trình bày công việc, ông anh đồng ý dẫn tới gặp Thầy Hưng. Tới nơi sau khi ông anh thông báo, Thầy Hưng đứng dậy lấy hương đốt, khấn và khất âm dương, xong thầy cho biết mộ Thần tổ chôn rất sau, thầy đứng dậy giơ cao tay thẳng lên trên đầu và lúc lắc đầu, ý nói như vậy vẫn chưa tới huyệt, xong thầy lấy que hương vẽ xuống đất một hình tròn ý nói huyệt hình tròn và ra dấu phía trên có 2 nấm mộ khác, xong thầy cầm mũ ra hiệu đi ngay, chú cháu mừng vô cùng vội mời thầy lên xe, đưa thầy đi Nam Lĩnh, nơi chôn Thần tổ. 6 giờ chiều tới nơi, không kịp an uống, thầy lấy hương ra đốt, khấn, khất âm dương và sau đó cắm 3 nén hương vào phía phải ngôi mộ, chỗ anh em chưa đào tới và chỉ tay xuống ý nói đó là một ngôi mộ của nữ Thần tổ và chỉ tay sang phía kia, đối xứng với ngôi mộ này qua đường tâm của ngôi mộ cũ, nơi các con cháu đang đào và ra dấu bảo đó là mộ của Thần tổ. Cũng trong chiều hôm đó, các con cháu khi đào đã khai quật được 2 ngôi mộ của hai nhà ở Nam Lĩnh trước đó đem ra chôn khi họ làm vườn thấy hài cốt của 2 người này. Các gia đình trên đã nhận và đem táng tại nơi khác. Thấy 2 ngôi mộ phía trên đã nhận và đem táng tại nơi khác. Thấy 2 ngôi mộ phía trên đúng như lời Thầy Hưng nói lúc ở Thanh Mai, các con cháu phấn khởi và càng tích cực đào xới. Đào suốt cả đêm và đến sáng ngày 14 tháng 3 Nhâm thân tức 16 tháng 4 năm 1992 thì gặp huyệt hình tròn sâu khoảng 3m đúng như lời Thầy Hưng nói và lời truyền lại của các cụ (mộ chôn ngang mặt ruộng). Con cháu tiếp tục đào thì tới một điểm đất thẫm màu và có 2 mảnh sắt đã rỉ. Xác định đó đúng là linh hài của Thần tổ vì chôn đã gần 4 thế kỷ nên không còn gì, con cháu vội khâm liệm và cho vào tiểu. Xong mộ Thần tổ, con cháu sang đào phía bên kia, nơi cắm 3 nén hương và cũng tới khoảng sâu tương tự thì gặp mộ nữ Thần tổ. Đến 11 giờ 15 phút trưa ngày 15, ô tô về đến nhà thờ họ Hoàng Trần ở xã Đặng Sơn. Nghe tin đã đưa được linh hài về, đông đảo con cháu trong họ tập trung tại nhà thờ để phụng sự và cho người đi loan báo cho 4 chi khác theo đúng kế hoạch sáng 16 làm lễ tế và chiều rước linh hài lên Hòn Lửa. Đêm hôm đó không riêng con cháu họ Hoàng trần Đặng Sơn mà còn một số con cháu các chi khác cùng nhau thức để phụng sự Thần tổ và làm lễ cáo với Thần tổ, nữ thần tổ kế hoạch sẽ tiến hành trong ngày mai. Xong lễ cáo còn đọc lại gia phả và nói thêm về thân thế và sự nghiệp của Thần tổ. Sáng ngày 16 con cháu cả 5 chi tập trung tại nhà thờ làm lễ, có đại diện của UBND, Đảng Uỷ, Mặt Trận Tổ Quốc, Ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp 2 xã Đặng Sơn và Nam Sơn dự. Theo đúng kế hoạch, đúng 2 giờ chiều ngày 16 tháng 3 Nhâm Thân tức 18 tháng 4 năm 1992, linh hài 2 vị thần tổ được đặt trên một cỗ kiệu bat cống và lễ rước được tiến hành với rất nhiều cờ, lọng, thỏ, gươm, giáo, long đao, chiêng trống và ngót cả ngàn con cháu của 5 chi cùng đi. Đoàn rước kéo dài đến nửa cây số, 2 bên đường đông đảo bà con các thôn Xuân Như, Phú Nhuận, Nhân Hậu, Trung Thịnh thuộc 2 xã Đặng Sơn và Nam Sơn đứng chật cả 2 bên đường xem rước. Đúng 4 giờ chiều tới địa điểm và lúc an táng xong vào lúc 5 giờ 30 chiều.
Tất cả con cháu 5 chi họ Hoàng vô cùng phấn khởi đã rước được linh hài Thần tổ về an táng tại Hòn Lửa nghĩa địa của họ Hoàng Trần nằm trên địa phận xã Nam Sơn, gần Thuỷ quan Rú Cóc và cầu sắt trên quốc lộ số 07. Mộ 2 cụ được song táng tại một điểm cao phía trên mộ của những người họ Hoàng, nơi đây phía bên trái có sông Lam, phía phải có núi cao, trước mắt là đồng ruộng và xa xa là các núi non, sau lưng là ngọn núi của Hòn Lửă. Và cũng kể từ nay anh Linh hai vị Thần tổ được yên nghỉ nơi suối vàng, sẽ ra sức phù hộ cho con cháu dòng họ cả 5 chi luôn luôn mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt và ra sức đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam..
Hoàng Trần Trực
Cháu 11 đời của cụ Mạc Đăng Lượng
Ghi chép
(Tháng 6 năm 1992)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.