- Đang online: 2
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12892
- Tổng truy cập: 3,389,055
Bí ẩn bia Chí Linh bát cổ
- 779 lượt xem
Bí ẩn bia Chí Linh bát cổ |
|
Tấm bia được làm bằng đá liền khối hình vuông cao 2 m, trên có khắc 8 bài thơ vịnh bát cảnh đất Chí Linh. |
|
Bia Chí Linh bát cổ hiện đặt tại trung tâm văn hóa thôn Linh Khê, xã Thanh Quang (Nam Sách)
Trước khi được nhìn nhận, số phận của tấm bia từng có một thời gian dài lận đận. Điều đáng nói là hiện tấm bia vẫn còn không ít bí ẩn chưa được Bia Chí Linh bát cổ hiện được đặt tại trung tâm văn hóa thôn Linh Khê, xã Thanh Quang (Nam Sách). Khu trung tâm khá rộng với các kiến trúc: chùa, đình làng, nhà văn hóa thôn, nhà bia, vọng cung… Tấm bia được làm bằng đá liền khối có hình vuông cao 2 m, rộng 0,5 x 0,5m, trên có khắc 8 bài thơ vịnh bát cảnh đất Chí Linh. Họa tiết trên mặt bia, mũ bia, đế bia được chạm khắc mộc mạc nhưng tinh xảo. Để bảo vệ, một nhà bia đẹp đã được xây dựng. Tấm bia cổ đã từng có một khoảng thời gian dài lận đận. Theo nghiên cứu của Hội Sử học Hải Dương, thông qua Sách Chí Linh phong vật chí, Bia Chí Linh bát cổ và các nguồn tài liệu, điền dã khảo cổ học tại các di tích thì Chí Linh bát cổ gồm 8 di tích đại diện cho 8 loại hình của huyện Chí Linh ở thế kỷ thứ XVIII, được sắp xếp theo thứ tự: Trạng nguyên cổ đường, Tiều Ẩn cổ bích, Dược Lĩnh cổ viên, Nhạn Loan cổ độ, Thượng tể cổ trạch, Chí Linh cổ thành, Vân Tiên cổ động, Tinh Phi cổ tháp. Đây là những di tích điển hình của huyện Chí Linh và liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử, sự kiện quan trọng của đất nước thế kỷ XVIII. Căn cứ vào bia Chí Linh bát cổ, đương thời từng có nhiều nhân sĩ viết về các cảnh đẹp của Chí Linh. Vào dịp Trung thu năm Ất Mão (1795), Thanh Hiên nhân chuyến du ngoạn những cổ tích của Chí Linh, cẩn thận ghi lại tặng cho các nho sĩ địa phương. Các vị trưởng lão và quan chức của huyện bàn định, kính cẩn lập bia để ghi lại những bài thơ vịnh bát cổ đó. Tháng Giêng năm Mậu Ngọ (1798), lấy đá ở động Dương Nham, Kính Chủ (Kinh Môn) để tạo bia. Tháng 11 năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), dựng bia ở gò Hạc, xã Linh Khê, gần nhà học (Trạng nguyên cổ đường). Như vậy, vị trí đặt bia ban đầu là tại gò Hạc chứ không phải địa điểm hiện tại. Dẫn chúng tôi đến mảnh vườn của gia đình ông Vũ Quang Hùng, thôn Linh Khê, chị Nguyễn Thị Thu Hằng, cán bộ văn hóa xã Thanh Quang (Nam Sách) cho biết: “Gò Hạc nay không còn. Vị trí gò được xác định là khoảng vườn này, bây giờ không còn chút dấu tích gì”. Theo ông Nguyễn Xuân Thảo, Chủ tịch UBND xã Thanh Quang thì, trước năm 1968, thôn Linh Khê có hai làng ở ngoài đê sông Kinh Thầy và trại ở vị trí ngày nay. Năm 1968, do chính sách phân lũ của Nhà nước, các hộ dân của Linh Khê ngoài sông được di dời vào trong đê. Khu vực gò Hạc được chia cho dân làm đất ở và canh tác. Khi đó, tại gò Hạc đã hiện hữu tấm bia Chí Linh bát cổ. Khi dân làng chuyển từ ngoài đê vào đã đào lấy đất ở gò Hạc đắp đường và làm gạch. Do biến động của thời gian nên gò đã bị sạt lở, bia bị đổ xuống ao. Năm 1991, nhân dân thôn Linh Khê đã trục vớt bia, đưa về dựng ở khu văn chỉ, cách vị trí dựng bia ban đầu trên 100m theo đường chim bay. Do mấy chục năm nằm dưới đáy ao nên nhiều chữ trên mặt bia giờ đã mờ không thể đọc được.
Khu trung tâm văn hóa thôn Linh Khê được cho là Trạng nguyên cổ đường, nơi Mạc Đĩnh Chi dạy học Theo tài liệu Lịch sử Đảng bộ xã Thanh Quang thì nơi đặt bia hiện nay, ngày trước là miếu Quất Lâm thờ thiên thần có công phù nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông. Sau Mạc Đĩnh Chi về đây dạy học nên nhân dân địa phương gọi là “Văn chỉ”. Theo nhà sử học Tăng Bá Hoành: Trạng nguyên cổ đường tức nhà dạy học của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1273-1346), người xã Long Động, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Dần năm Hưng Long 12 (1304), làm quan đến chức Tả bộc xạ, Nhập nội hành khiển (tức tể tướng). Sau về trí sĩ, ông dựng trường dạy học ở chùa Quất Lâm gần gò Hạc thôn Linh Khê, xã Thanh Quang ngày nay. Đến cuối thế kỷ XVIII, khi tuyển chọn Chí Linh bát cổ, di tích này được xếp thứ nhất. Như vậy khu Văn chỉ Linh Khê chính là danh thắng Trạng nguyên cổ đường. NGỌC HÙNG |
(nguồn: http://www.baohaiduong.vn/News/2013/1-17-1154-65881/Bi-an-bia-Chi-Linh-bat-co.viss)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.