- Đang online: 2
- Hôm qua: 781
- Tuần nay: 12303
- Tổng truy cập: 3,388,803
GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG TRƯỚC VÀ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
- 543 lượt xem
GÓP PHẦN TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI HỌ MẠC THÔN LONG ĐỘNG TRƯỚC VÀ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
Theo dõi trên thông tin đại chúng, Đảng Nhà nước ta chủ trương năm 2014-2015 tổng rà lại người có công với cách mạng. Tác giả góp phần tìm hiểu về người họ Mạc thôn Long Động, trước và trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền 19/8/1945 .
Trong cuốn lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nam Tân (1930-2000)-khoảng những năm 1940, trong cuốn lịch sử có đoạn viết : “Một số quần chúng thôn Long Động có cảm tình với hội Ái hữu, Tương tế và các tổ chức của địa phương nên sớm trở thành cơ sở cách mạng, làm nơi bắt mối liên lạc và cư trú hoạt động của các cán bộ về nằm vùng này, trong đó có gia đình ông Mạc Văn Mãn, Mạc Văn Bếch, Nguyễn Văn Thiết(anh rể), Mạc Văn Chanh (cụ thân sinh ra anh hùng Mạc Thị Bưởi)…”
Trong cuốn lịch sử còn ghi : “Ngay trong buổi chiều ngày 19/8/1945 các làng xã Nam Tân cùng đồng loạt nổi dậy giành chính quyền, nhân dân các thôn tập trung đông đảo tại đình làng, Uỷ ban cách mạng lâm thời tuyên bố ra mắt trước công chúng và tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ do đế quốc Pháp-Nhật dựng lên; thu ấn tín và mọi tài liệu của chính quyền tay sai; tuyên bố xoá bỏ mọi thứ thuế do chính quyền cũ đặt ra; kêu gọi giảm tô cho nhân dân; công bố 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; tuyên bố quyền dân chủ, quyền bình đăng của mọi công dân…”; “UBCMLT lúc này vẫn theo đơn vị thôn, UBCMLT thôn Đột Lĩnh gồm 7 uỷ viên do ông Trần Văn Giai làm chủ tịch; UBCMLT thôn Quảng Tân gồm 7 uỷ viên do ông Đỗ Văn Thọ làm chủ tịch; UBCMLT thôn Long Động gồm 7 uỷ viên do ông Mạc Văn Mãn làm chủ tích; UBCMLT thôn Trung Hà gồm 3 uỷ viên do ông Nguyễn Thế Hoán làm chủ tịch”.
Ban biên tập lịch sử chi bộ và nhân dân thôn Long Động, ngày 08/10/2012 ghi : “ UBCM lâm thời được lập” :
“1) Ông Mạc Văn Mãn làm chủ tịch
2)Ông Mạc Xuân Ất làm uỷ viên tư pháp
3)Ông Nguyễn Văn Cấp phụ trách thanh niên
4)Bà Lê Thị Hoà cán bộ phụ nữ
5)Ông Mạc Văn Toàn phụ trách quân sự
6)Ông Mạc Xuân Đảo cán bộ địa chính
7)Ông Mạc Văn Quỳ cán bộ tài chính”
x
x x
Từ những trích đoạn lịch sử trên, tác giả cảm nhận được :
1) Thời khắc những năm 1940, rõ ràng gia đình ông Mạc Văn Mãn, Mạc Văn Bếch, Nguyễn Văn Thiết, Mạc Văn Chanh…nơi bắt mối liên lạc và cư trú hoạt động của cán bộ cách mạng về nằm vùng. Theo các lão đảng viên chi bộ thôn Long Động thì ông Mãn được sự chỉ dẫn tổ chức lực lượng chuẩn bị giành chính quyền 19/8/1945 gồm ông Mạc Xuân Ất, ông Cấp, bà Hoà, ông Toàn, ông Đảo, ông Quỳ và Mạc Văn Khuông, ông Tý, ông Tá tham gia rải truyền đơn cho cách mạng.
2) Thời khắc 19/8/1945-06/01/1946 UBCMLT đã làm tròn trọng trách một chính quyền lâm thời trong lịch sử chi bộ và nhân dân thôn Long Động sớm ổn định, đoàn kết, tái thiết và an ninh trật tự xã hội, bàn giao cho UBND xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương (4/1946) với trách nhiệm cao, các ông trong UBCMLT cũ được phân công làm việc tiếp-ông Mạc Xuân Ất, ông Mạc Xuân Đảo giặc Pháp giết 6/1949.
3) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp : ông Thiết giặc giết, 2 con liệt sĩ, 1 con thương binh; năm 1953 ông Bếch bị giặc chôn sống, 1 con du kích tử nạn và ông Mạc Văn Tĩnh, Nguyễn Văn Sớ gốc Mạc, ông Nguyễn Văn Hân, Nguyễn Văn Cường, ông Nguyễn Văn Nhật giặc bắt tra tấn dã man mấy ngày liền, không lấy được bí mật cách mạng từ các ông, chúng đã chôn sống cùng một hố với ông Mạc Văn Bếch.
x
x x
Những sự kiện và những người thực việc thực nêu trên, đã bổ sung cho lịch sử xã đầy đủ hơn, và mới thấy có ông Nguyễn Văn Cấp được giải quyết theo chính sách, còn các vị khác có công giúp đỡ cách mạng lúc hoạt động bí mật và có thành tích lập và bảo vệ chính quyền cách mạng lâm thời chưa được xem xét; nay Đảng, Nhà nước có chủ trương tổng ra soát lại người có công với cách mạng, đề nghị các vị cán bộ ở thôn khảo sát xác minh và đề nghị chính quyền địa phương có sự xem xét sao cho thấu tình đạt lý, giữ được bản sắc công minh lịch sử.
Mạc Xuân Kỷ – MTHD tại TP.HCM ghi cảm nhận -12/2013
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.