- Đang online: 2
- Hôm qua: 1010
- Tuần nay: 18461
- Tổng truy cập: 3,370,424
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- 2106 lượt xem
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Số 02/QĐĐL- HĐMTVN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động
của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam
( Đã sửa đổi và bổ sung được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ 2 thông qua)
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
– Căn cứ Mục đích – Tôn chỉ hoạt động của Mạc tộc Việt Nam.
– Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam do Chủ tịch HĐMTVN ban hành ngày 28 tháng11 năm 2011.
– Căn cứ Tờ trình Dự thảo sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của HĐMTVN được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II biểu quyết nhất trí thông qua ngày 02/11/2014.
– Căn cứ Nghị quyết và kết quả Đại hội Đại biểu Mạc tộc Việt Nam lần thứ 2 ngày 02 tháng 11 năm 2014.
– Xét đề nghị của Ban Tổ chức – Hội đồng Mạc tộc Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam.
Điều II. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều III. Các ông ( bà ): Phó Chủ tịch, Trưởng các ban, bộ phận chức năng của HĐMTVN, Chủ tịch HĐMT/ Trưởng ban- BLL các tỉnh/thành trong cả nước và ở nước ngoài, các Chi họ Mạc và gốc Mạc, tất cả các thành viên của Mạc tộc Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
T/M HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
THÁI KHẮC VIỆT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Lời nói đầu
Họ Mạc ở Việt Nam là một dòng ho lớn, bao gồm các chi họ Mạc, và các chi họ gốc Mạc mang họ khác. Hiện nay có trên 500 chi họ Mạc và gốc Mạc cư trú trên đất nước Việt Nam và ở nước ngoài. Trải qua quá trình hàng trăm năm vấn tổ tầm tông, chắp nối của nhiều thế hệ, Mạc tộc Việt Nam đã hình thành một khối vững chắc với hàng triệu người con họ Mạc và gốc Mạc, hoạt động thường xuyên và đang phát huy truyền thống của một Vương triều, xứng đáng với các bậc viễn tổ, tiên vương, nghĩa liệt, anh hùng của dòng họ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con cháu họ Mạc cũng luôn có ý chí vươn lên, mang hết tâm, tài, trí đức phục vụ nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn hướng về cội nguồn, giữ vững ý chí phục hồi và chấn hưng dòng họ. Trong giai đoạn hiện nay, con cháu họ Mạc cần phát huy truyền thống nhân hậu, văn khoa của dòng họ, sống xứng đáng với Tổ tiên, đất nước và dòng tộc, xây dựng các chi họ và dòng họ vững mạnh, phát triển, chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào Tổ chức Tổng hội Mạc tộc thế giới. Vì vậy, Hội Đồng Mạc Tộc Việt Nam ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Mạc tộc Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò và sứ mạng của mình, đưa hoạt động Mạc tộc lên tầm cao mới, đáp ứng được nguyện vọng của bà con họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước cũng như ở nước ngoài.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Họ Mạc được dùng ở đây là các chi họ có nguồn gốc phát tích từ dòng họ Mạc ở thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chi họ Mạc bao gồm các chi họ còn giữ được tên Mạc và các chi họ gốc Mạc, trong lịch sử đã đổi sang các chi họ khác, mà dấu tích còn giữ được trong gia phả, hoành phi, câu đối, di ngôn và nhiều hình thức khác. Mạc tộc Việt Nam bao gồm các cá nhân, các chi họ Mạc và gốc Mạc đã chính thức tham gia sinh hoạt dòng tộc.
Chương II
TÔN CHỈ – MỤC ĐÍCH
Điều 2: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam là một tổ chức xã hội của dòng họ, hoàn toàn tự nguyện của con cháu họ Mạc và các chi họ gốc Mạc, có quan hệ cùng huyết thống.
Mục đích hoạt động của Mạc tộc Việt Nam trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết tất cả những người họ Mạc, gốc Mạc có chung một tâm nguyện là tìm hiểu cội nguồn, hướng về nguồn cội, kết nối dòng họ, tri ân Tiên tổ và các bậc Tiền bối, động viên giúp đỡ lẫn nhau khuyến học, khuyến tài; vinh danh những người họ Mạc, gốc Mạc có công với dân, với nước, với dòng họ; biểu dương các tấm gương điển hình tiên tiến “người tốt việc tốt” ; giáo dục các thế hệ con cháu mai sau học tập, giữ gìn và phát huy những tinh hoa và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
Chương III
MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 3: Tổ chức của Mạc tộc Việt Nam gồm có: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) và các tổ chức của dòng họ từ tỉnh, thành đến cơ sở là: Hội đồng Mạc tộc (HĐMT) hoặc Ban liên lạc (BLL) các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn. Cấp cơ sở của Mạc tộc Việt Nam là Hội đồng gia tộc (HĐGT) của các chi họ.
Điều 4: Các chi họ Mạc và gốc Mạc ở các tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức Đại hội để bầu HĐMT (hoặc BLL) của địa phương mình. Các chi họ Mạc, gốc Mạc bầu ra HĐGT của chi họ mình. Các HĐMT (hoặc BLL) có đủ tư cách và thẩm quyền hoạt động sau khi được bầu, đồng thời báo cáo HĐMT cấp trên trực tiếp ra Quyết định công nhận.
Điều 5: HĐMT các địa phương và HĐGT các chi họ Mạc, gốc Mạc hoạt động theo chương trình công tác chung của HĐMTVN, HĐMT cấp trên và căn cứ vào tình hình cụ thể của các chi họ Mạc, gốc Mạc tại địa phương.
Điều 6: Ngày Lễ chung hàng năm của họ Mạc Việt Nam là
1. Ngày 10 tháng 2 âm lịch : Ngày giỗ Thuỷ tổ Hồng Phúc Đại Vương Mạc Hiển Tích, Viễn tổ Kiến thuỷ khâm minh Văn Hoàng đế Mạc Đĩnh Chi tại thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
2. Ngày 22 tháng 8 âm lịch : Ngày giỗ Thái tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng.
3. Ngày 15 tháng 6 âm lịch : Ngày giỗ Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn tại Đền thờ Thánh mẫu Mạc triều tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng.
Chương IV
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 7: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam (HĐMTVN) do Hội đồng Mạc tộc hoặc Ban liên lạc các tỉnh, thành đề cử và được Thường vụ HĐMTVN hiệp thương giới thiệu và Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam trực tiếp bầu ra, là Tổ chức cao nhất đại diện cho Mạc tộc Việt Nam. Nhiệm kỳ của HĐMTVN là 03 năm.
Điều 8: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam có nhiệm vụ là Trung tâm giao lưu, trao đổi thông tin liên lạc, tổ chức, định hướng, chỉ đạo các chương trình hoạt động của MTVN trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài ; trực tiếp thực hiện việc tổ chức Đại hội đại biểu MTVN và thay mặt MTVN trong quan hệ đối nội, đối ngoại, quan hệ với các tổ chức chính quyền Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Điều 9: HĐMTVN có con dấu, có tài khoản, có trụ sở văn phòng để hoạt động.
Điều 10: Hội đồng Mạc tộc Việt Nam hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Điều lệ do Đại hội đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam thông qua, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.
Chương V
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
Điều 11:
– Chủ tịch Danh dự : được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam nhất trí biểu quyết tôn vinh
– Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐMTVN được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam bầu trực tiếp.
– Thường trực HĐMTVN: gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực và các Phó Chủ tịch phụ trách các mặt công tác chính của HĐMTVN
( số lượng tùy thuộc vào nhu cầu công việc của HĐMTVN )
do Chủ tịch HĐMTVN giới thiệu và được Thường vụ nhất trí thông qua, có nhiệm vụ giải quyết các công việc thường xuyên của Mạc tộc Việt Nam. Họp 01 tháng/ một lần, hoặc bất thường do Chủ tịch HĐMTVN quyết định.
– Thường vụ HĐMTVN gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐMTVN. Họp 06 tháng/ một lần hoặc bất thường do Chủ tịch HĐMTVN quyết định.
– Thường vụ mở rộng HĐMTVN gồm:
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐMTVN, các Trưởng Ban, Các Trưởng Bộ phận của HĐMTVN.
Chủ tịch Hội Doanh nhân Mạc tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hội Tuổi trẻ Mạc tộc Việt Nam. Chủ tịch Hội phụ nữ Mạc tộc Việt Nam. Họp 1 năm / một lần hoặc bất thường do Chủ tịch HĐMTVN quyết định.
– Ban Thanh tra HĐMTVN do Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam bầu trực tiếp và là cơ quan độc lập hoạt động theo tôn chỉ, mục đích và Điều lệ HDDMTVN và theo Quy chế Thanh Kiểm tra của HĐMTVN.
Điều 12: Chủ tịch HĐMTVN là người lãnh đạo cao nhất của HĐMTVN, do HĐMT/BLL các tỉnh, thành đề cử được Thường vụ HĐMTVN hiệp thương giới thiệu và do Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam bầu trực tiếp hoặc miễn nhiệm với số phiếu quá bán.
Điều 13 Các Phó Chủ tịch của HĐMTVN do Chủ tịch HĐMTVN giới thiệu, được Thường vụ nhất trí hiệp thương giới thiệu và được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam trực tiếp bầu với số phiếu quá bán.Có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch HĐMTVN, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác của HĐMTVN do Chủ tịch HĐMTVN phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐMTVN về nhiệm vụ được phân công.
Điều 14. Các Phó Chủ tịch phụ trách vùng do các địa phương giới thiệu, được Thường vụ nhất trí hiệp thương giới thiệu và Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam trực tiếp bầu , các Phó Chủ tịch phụ trách vùng, thay mặt Chủ tịch điều hành và triển khai mọi hoạt động của HĐMTVN tại vùng được phân công. và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐMTVN tại vùng mình quản lý.
Điều 15: Tổ chức Ban chấp hành HĐMTVN do cơ cấu, không phải bầu gồm có Chủ tịch HĐMTVN, các Phó Chủ tịch, Toàn thể Ban Tư vấn, các Trưởng ban, Chánh văn phòng, Tổng biên tập Trang Web, Chủ tịch Hội khuyến học- khuyến tài, Chủ tịch Hội doanh nhân Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Hội tuổi trẻ Mạc tộc Việt Nam. Chủ tịch Hội phụ nữ Mạc tộc Việt Nam. Chủ tịch HĐMT hoặc Trưởng ban liên lạc của các tỉnh, thành. Ngoài ra các HĐMT/BLL các tỉnh thành có Phó Chủ tịch vùng được giới thiệu thêm một Uỷ viên BCH HĐMTVN.
Ban chấp hành HĐMTVN họp 2 lần / nhiệm kỳ : Sơ kết giữa nhiệm kỳ và Hội nghị trù bị chuẩn bị cho Đại hội chính thức.
Điều 16: HĐMTVN thành lập các Ban chức năng để giúp HĐMTVN điều hành. Mỗi Ban có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, và các uỷ viên chuyên trách giúp việc.
Điều 17: Các ban chuyên môn và tổ chức Đoàn thể của HĐMTVN gồm có:
17. 1 Ban Tư vấn
17. 2 Ban Thanh tra
17. 3 Văn phòng
17. 4 Ban Tổ chức và Thi đua khen thưởng
17. 5 Ban nghiên cứu lịch sử và kết nối dòng họ
17. 6 Ban Truyền thông và trang Web + Bản tin
17. 7 Ban Kinh tế – Tài chính
17. 8 Quỹ khuyến học – Khuyến tài Mạc Đĩnh Chi
17. 9 Hội Doanh nhân Mạc tộc Việt Nam
17.10 Hội Tuổi trẻ Mạc tộc Việt Nam
17.11 Hội phụ nữ Mạc tộc Việt Nam
Điều 18: Trưởng, phó ban các Ban chức năng, các tổ chức tương đương của HĐMTVN do Chủ tịch HĐMTVN giới thiệu và được Thường trực HĐMTVN thông qua. Trưởng ban được giới thiệu bổ sung thêm một số thành viên giúp việc và được Thường trực thông qua.
Điều 19: HĐMT/BLL từ cấp tỉnh thành phố đến quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn tùy theo tình hình số lượng cụ thể các chi họ Mạc, gốc Mạc ở từng địa phương nhiều hay ít mà cơ cấu tổ chức cho phù hợp, gồm có: 1 Chủ tịch, 2- 4 Phó Chủ tịch hoặc Trưởng ban, 2-4 Phó trưởng ban và một số ủy viên phụ trách các công việc được Chủ tịch HĐMT/Trưởng ban phân công. Thường trực HĐMT cấp tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã họp 02 tháng/ một lần; HĐMT ở cấp cơ sở họp 01 tháng /một lần để giải quyết các việc thường xuyên, trường hợp đột xuất có thể họp bất thường do chủ tịch HĐMT/Trưởng ban cấp đó quyết định.
Điều 20:
Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên HĐMT địa phương hoặc Ban liên lạc cấp tỉnh, thành quận, huyện, thị xã, xã phường, thị trấn do Đại hội Mạc tộc địa phương hay hội nghị cấp đó bầu hoặc miễn nhiệm với số phiếu quá bán, và được cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận.
HĐMT địa phương có 1 số Ban chức năng giúp việc do Chủ tịch HĐMT địa phương giới thiệu và được Thường trực HĐMT địa phương thông qua.
Cơ cấu tổ chức như sau:
20. 1 Ban Tư vấn
20. 2 Ban Thanh tra
20. 3 Văn phòng
20. 4 Ban Tổ chức và Thi đua khen thưởng
20. 5 Ban nghiên cứu lịch sử và kết nối dòng họ
20. 6 Ban Tuyên truyền
20. 7 Ban Kinh tế – Tài chính
20. 8 Quỹ khuyến học – Khuyến tài
20. 9 Câu lạc bộ Doanh nhân Mạc tộc tỉnh/thành
20.10 Câu lạc bộ Tuổi trẻ Mạc tộc tỉnh/thành
20.11 Câu lạc bộ nữ Mạc tộc tỉnh/thành
Mỗi Ban của HĐMT địa phương có 1 Trưởng ban; 1-2 phó ban và một số ủy viên giúp việc, Chủ tịch HĐMT địa phương quyết định số lượng cụ thể theo nhiệm vụ từng địa phương.
Chương VI
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 21: Nguồn thu kinh phí hoạt động thường xuyên của HĐMTVN do đóng góp theo quy định của HĐMT/BLL tỉnh, thành, của Ban Kinh tế – Tài chính, Hội Doanh nhân Mạc tộc Việt Nam và tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Điều 22: Việc quản lý tài chính của HĐMTVN, HĐMT địa phương phải theo đúng các Quy định quản lý về Tài chính của HĐMTVN, HĐMT địa phương và định kỳ công khai báo cáo trong hội nghị toàn thể Ban chấp hành HĐMTVN và HĐMT của địa phương.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23: Tất cả các thành viên họ Mạc và gốc Mạc Việt Nam, các HĐMT hoặc BLL, HĐGT của các chi họ có trách nhiệm thực hiện Điều lệ này. Những người có nhiều đóng góp cho dòng họ thì được tôn vinh, khen thưởng. Những người vi phạm các điều quy định của Điều lệ hoặc làm tổn hại đến thanh danh dòng họ, khi được tập thể đóng góp ý kiến phải nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa. Tuỳ theo mức độ sai phạm mà đưa ra kiểm điểm hoặc khiển trách trước tập thể.
Nếu có điều gì không rõ hoặc thắc mắc liên quan đến người khác hoặc tổ chức , bộ phận khác, mỗi Thành viên đều có quyền viết đơn khiếu nại gửi Ban Thanh tra từ cấp cơ sở HĐGT, HĐMT tỉnh/ thành đến Ban Thanh tra MTVN. Cấm mọi thành viên không được phát tán thông tin dưới mọi hình thức như phát tờ rơi, đưa lên mạng hoặc facebook hoặc nhắn tin qua điện thoại đưa tin không chính thống, chưa được kiểm chứng làm mất uy tín cá nhân và dòng họ. Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật của HĐMT các cấp từ phê bình, cảnh cáo và thông báo về Chi họ địa phương và chịu trách nhiệm trước pháp luật .
Điều 24: Các điều khoản trong Điều lệ này đã được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II thông qua. Trong quá trình thực hiện có điểm nào không phù hợp, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa , Ban Thường trực tổng hợp ý kiến trình Hội nghị toàn thể Ban chấp hành HĐMTVN xem xét quyết định.
Điều 25: Điều lệ này gồm có bảy chương và 25 điều đã được Đại hội đại biểu Toàn quốc Mạc tộc Việt Nam lần thứ II biểu quyết thông qua. Có giá trị thực hiện ngay sau khi ký quyết định ban hành.
T/M HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
THÁI KHẮC VIỆT
Viết bình luận
Tin liên quan
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III – Nhiệm kỳ 2019-2024.
- DANH SÁCH HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III (Nhiệm kỳ 2019 – 2024)
- ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III (NHIỆM KỲ 2019-2024)
- THƯ CẢM ƠN
- ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC MẠC TỘC VIỆT NAM KHÓA III ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP.
- CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẠC TỘC VIỆT NAM TOÀN QUỐC LẦN THỨ III
- THÔNG BÁO CỦA BAN BIÊN TẬP TRANG MẠNG “MACTOC.COM.VN”.
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH: V/v KÉO DÀI NHIỆM KỲ II CỦA HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ CHUẨN Y NHÂN SỰ CỦA HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG…
- BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM TỪ 25/6/2017 TỚI NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.