- Đang online: 1
- Hôm qua: 612
- Tuần nay: 11235
- Tổng truy cập: 3,388,504
BIA HỘP THỜI MẠC – DẤU TÍCH CỦA TRẠNG NGUYÊN GIÁP HẢI
- 950 lượt xem
BIA HỘP THỜI MẠC – DẤU TÍCH CỦA TRẠNG NGUYÊN GIÁP HẢI
(BGĐT) – Trong số những bảo vật tiêu biểu ở Bắc Giang được đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2017, nổi bật có hiện vật Bia hộp thời Mạc- Đồi Cốc, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang). Đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, liên quan đến danh nhân tiêu biểu của thời Mạc là Trạng nguyên Giáp Hải.
Tấm bia hộp thời Mạc ở Đồi Cốc.
Năm 1998, trong khi sửa đường, nhân dân thôn Cốc phát hiện tấm bia hộp “Tiên khảo Thái Bảo Giáp phủ quân mộ chí” ở độ sâu 50cm so với mặt đường và đưa về bảo quản tại đình làng. Bia đá gồm hai phần nắp và vỏ được ốp khít vào nhau có dạng hình hộp. Vỏ ngoài xù xì, hai phần nắp và thân được ốp khít vào nhau, được bọc một lớp vữa dày nhưng xốp nhẹ bằng hợp chất để cố định. Lớp vữa hợp chất còn có tác dụng thấm nước để bảo vệ bài văn bia tránh bị mòn mặt chữ. Do vậy bia đá được gọi là bia hộp. Tấm bia có hình thức độc đáo còn bởi chữ khắc trên bia là kiểu chữ khải, đường nét mảnh, bay bướm, nét khắc nông. Tuy vậy, những họa tiết hoa văn và nghệ thuật khắc chữ đã đạt đến độ tinh xảo. Văn bia còn xuất hiện hai chữ kỵ húy là chữ “Hiếu” và chữ “Nguyên” giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu chữ kỵ húy Việt Nam vào triều Mạc.
Tấm bia được phát hiện ngẫu nhiên, sau đó được bảo quản tốt nên bảo đảm tính toàn vẹn. Bia hộp là một loại sách đá mang tính đặc trưng xuất hiện rất ít ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI. Tính đến nay cả nước mới có 12 tấm bia ở loại hình này, trong đó bia hộp thời Mạc được phát hiện ở thôn Cốc là duy nhất ở Bắc Giang và được phát hiện gần đây hơn cả. Với nội dung, ngôn từ trên tấm bia hộp có thể khẳng định bài văn trên bia là do Trạng nguyên Giáp Hải soạn.
Theo nội dung văn khắc, tấm bia hộp này được chôn theo trong phần mộ của cha Giáp Hải là Khánh Sơn phủ quân ở núi Ngò, xã Như Thiết, huyện Yên Dũng. Bia được khắc vào ngày 26 tháng 12 năm Kỷ Dậu niên hiệu Cảnh Lịch thứ 2 (1549). Ở phần nắp đậy khắc dòng chữ có nội dung: “Vào niên hiệu Diên Thành năm thứ 4 (1581), ngày Nhâm Dần (các con) kính cẩn di chuyển mộ về núi Cốc Lâm, xã Dĩnh Trì”. Như vậy, văn bia được soạn năm 1549 sau khi cha Giáp Hải mất và 32 năm sau, khi di táng mộ cha về núi Cốc Lâm đã khắc thêm 91 chữ ở vỏ bia vào năm Diên Thành thứ 4 (1581).
Tấm bia hộp được tạo tác cách đây gần 500 năm, mang nhiều thông tin có giá trị lịch sử. Nội dung văn bia là tư liệu quý về thân thế sự nghiệp Trạng nguyên Giáp Hải. Theo nội dung văn bia, Khánh Sơn tiên sinh (bố Giáp Hải), húy Đức Kỳ, mất ngày 12 tháng 7 năm Cảnh Lịch thứ 2 (1549), thọ 68 tuổi. Người vợ cả của ông mang họ Nguyễn, sinh được một trai là Giáp Hãng, được giữ chức Cẩn sự lang Phấn Trì đồn điền sở xứ. Người vợ thứ hai họ Đỗ sinh được 2 con trai, con đầu là Giáp Trừng (tức Giáp Hải), đỗ Tiến sĩ đệ nhất danh (tức Trạng nguyên) khoa Mậu Tuất, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, tước Kế Khê bá, Trụ quốc; con trai thứ là Giáp Thanh, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tước Sùng Cẩn tử… Cũng theo nội dung văn bia, Giáp Hải là một danh nhân khoa bảng, từng làm quan Thượng thư bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình; kiêm Đông các Đại học sĩ, tri Kinh diên sự, hàm Thiếu bảo, tước Luân quận công. Ông có tài năng lỗi lạc, là nhà chính trị, ngoại giao yêu nước thương dân, 5 lần đi sứ bang giao có những lời lẽ sắc bén trước sứ thần Trung Quốc, đóng góp nhiều cho đất nước dưới triều Mạc.
Nội dung văn bia không những là tư liệu quý về Trạng nguyên Giáp Hải mà còn xác định chính xác ngôi mộ Khánh Sơn tiên sinh, thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải. Mọi nghi vấn về những huyền thoại, truyền thuyết ly kỳ về thân phận vị Trạng nguyên Giáp Hải dưới triều nhà Mạc đã được làm sáng tỏ chứng minh rõ ràng qua tấm văn bia này.
Quốc Khánh (Báo Bắc Giang Điện Tử 30/09/2017)
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.