- Đang online: 3
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 20109
- Tổng truy cập: 3,370,343
Đã có một dòng họ Phạm như thế…
- 2778 lượt xem
Cụ Phạm Văn Khánh tức Mạc Văn Khánh và cụ bà Hoàng Thị Dam từ Bắc kỳ vào Nghệ An thời vua Lê Ý Tông, chúa Trịnh Giang. Phần mộ táng tại đồng Găng, phường Nghị Hoà, thị xã Cửa Lò, sinh hạ ra nhiều thế hệ cần cù làm ăn, hiếu học và giàu lòng nhân ái. Trong gia phả còn để lại đôi câu đối: “Cha trước, chú sau đều bá hộ- anh bình, em thứ lọt tam trường và thực tế, đời thứ 2 có bá hộ Phạm Văn Đán, bá hộ Phạm Văn Chinh, đời thứ 3 có bá hộ Phạm Văn Triều, sinh đồ bá hộ Phạm Văn Kiền- đời thứ 4 có bá bộ Phạm Văn Hào (bá Hào), bá bộ Phạm Văn còn gọi là cụ Bá Văn hay cụ Tú kép, sinh bá hộ Phạm Đức Thụ, Phạm Văn Nguyên- đời thứ 5 có bá hộ Phạm Mân (cụ bá Mân) bá hộ Phạm Đức Tân (còn gọi là cụ bà Thiều) cụ Phạm Đức Chiêu, sau khi mất cụ Chiêu được sắc phong hàm Chánh tứ phẩm.
Các vị học vấn tam đường: Phạm Văn San, Phạm Văn Nghị, Phạm Văn Thân, Phạm Văn Diến. Có hai vị Hồng lô tự Khanh: Phạm Phú Bình, Phạm Hoàng San. Cụ Phạm Hoàng San làm đến chức Thái thương tự khanh. Cụ Phạm Văn Đạt còn gọi là Phó Đợt làm đến chức Thái ngự y triều đình Huế.
Đặc biệt, cụ Phạm Văn Chinh và cụ Nguyễn Thị Đồ (Đồ Nghệ) nuôi Nguyễn Đình Đắc từ khi bé thành Phó tướng. Nguyễn Đình Đắc thuộc chi Dưỡng Tử dòng họ Nguyễn Đình Xí, là Cường quốc công, nhà thờ tại Nghi Hợp thị xã Cửa Lò- Nghệ An.
Lại đến cháu 6 đời của cụ Phạm Văn Khánh và Hoàng Thị Dam, cháu 5 đời cụ Phạm Văn Chinh, Nguyễn Thị Đồ là vợ chồng ông bà Phạm Hoàng San và Phan Thị Yến đã nuôi dạy 8 người con và 5 người cháu bên họ Trần đến thành công.
Ông Phạm Hoàng San sinh năm 1882, ở cư đất Cố Đam xã Sông Lộc tổng Đặng Xá huyện Chân Lộc tỉnh Nghệ An, con của hai cụ Phạm Đức Chiêu và Hoàng Thị Khương. Xuất thân trong một gia đình nho giáo, tuổi nhỏ theo Hán học rồi Tây học. Thi đỗ thông phán toà sứ và được bổ làm Phán sự toà Công sứ Quảng Ngãi.Năm 1913 ông Phạm Hoàng San đổi ra Huế làm Phán sự ở toà Công sứ. Trước khi về hưu được chính quyền Nam Triều hồi ấy phong hàm Hồng lô Tự khanh, rồi làm Thái thường Tự khanh. Trú tại số 15 Tôn Nhơn cũ, nay là đường Đinh Công Tráng. Thời gian ở Huế, ông đã bị tên mật thám Sogni, Chánh mật thám Trung kỳ gọi đến đe doạ nhiều lần vì con cháu làm cách mạng. Số là, sau khi ông Trần Phổ, thân sinh đồng chí Trần Phú vì phẫn uất trước bọn cai trị thực dân Pháp, ngày 19/5/1908 đã tự vẫn, vợ ông là Hoàng Thị Cát phải bươn chải nuôi 5 người còn. Hai năm sau vì vất vả đau yếu sầu muộn bà đã qua đời ngày 8/11/1910. Lúc này Trần Phú, Trần Danh còn nhỏ tuổi. Bà Hoàng Thị Khương, chị ruột bà Hoàng Thị Cát, đón hai cháu giao cho con là Phạm Hoàng San làm phán sự ở toà khâm sứ nuôi dạy Trần Phú, Trần Danh như con đẻ đến lúc trưởng thành. Ông Phạm Hoàng San là em ruột bà Phạm Thị Nguyện, vợ người anh ruột ông Trần Phổ là Trần Trọng Nguyên.
Cũng trong thời gian ấy ông bà Trần Trọng Nguyên lần lượt qua đời để lại 3 người con: Trần Thị Loan, Trần Phượng, Trần Hổ. Trong cảnh côi cút ngặt nghèo, ông bà Phạm Hoàng San lại đón 3 cháu về nuôi, cho mang tên lót họ Phạm và nuôi ăn học đến đỗ đạt. Ông Phạm Hoàng San mất tại Huế ngày 11/1/1958 tức ngày 22/11 năm Đinh Dậu, thọ 76 tuổi.
Bà Phan Thị Yến quê làng Hội Thống, Nghi Xuân- Hà Tĩnh nay thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là người phụ nữ đoan trang, hiền thảo đảm đương mọi việc nội trợ trong gia đình, giúp chồng nuôi dạy con cháu thành đạt. Bà mất năm 1981 thọ 96 tuổi.
Như vậy ông bà Phạm Hoàng San đã nuôi dưỡng tất cả 8 người con: 7 trai, 1 gái và 5 người cháu bên họ Trần đều đỗ đạt. Trần Phú đỗ đầu thành chung của Huế, làm giáo học ở Vinh, xuất dương làm cách mạng, trở thành Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta. Trần Danh hoạt động cách mạng, bị thực dân Pháp bắt đầy đi Côn Đảo, sau Cách mạng tháng 8 được cử làm Tổng đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Pháp. Trần Ngọc Danh mất năm 1953 tại Chiêm Hoá- Tuyên Quang. Trần Phạm Thị Loan đỗ thành chung ở Trung Kỳ, dạy học ở Vinh, làm hiệu trưởng một số trường tiểu học ở Huế, Nha Trang và mất năm 1988, thọ 87 tuổi. Trần Phạm Phương học trường Quốc học Huế, ra dạy học ở Thừa- Thừa Thiên, tham gia tân việt cách mạng Đảng năm 1926, thọ 81 tuổi. Trần Phạm Hổ đỗ tú tài, dạy học ở Sài Gòn, hoạt động cách mạng cùng đồng chí Phạm Văn Đồng, xuất dương cùng Trần Danh, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, ông mất tích khi còn ở Trung Quốc.
Và 8 người con của ông bà Phạm Hoàng San:
Phạm Ngọc Bút: giáo sư thương mại, sau làm Tổng thanh tra lao động, mất năm 1985. Phạm Ngọc Ẩn, 2 bằng tú tài, thi đỗ tại huyện, làm cán bộ văn hoá Sài Gòn, mất năm 1984. Phạm Ngọc Xuân bị bắt đi lính đưa sang Pháp, phục vụ trong đội quân kháng chiến Pháp, rời bỏ quân đội Pháp tham gia Việt kiều yêu nước, đại diện Việt kiều, tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt thời gian Người thăm Pháp năm 1946, và được ông Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của Hồ Chủ tịch, giao mang lá cờ Việt Nam. Phạm Ngọc Hương làm giáo sư trường Thừa Thiên Huế, sau làm giáo sư Đại học Sài Gòn rồi nghỉ hưu. Phạm Thị Mộng Hoa lấy chồng và mất ở Đà Lạt năm 1945. Phạm Ngọc Đức làm bác sĩ y khoa rồi nghỉ hưu. Phạm Ngọc Hoà, Tham Tán Thương mại Việt Nam tại Cu Ba, đã nghỉ hưu. Phạm Ngọc Nhân tức Trí Nhân. Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn Bộ Quốc Phòng, được phong đại tá, là tác giả và thực hiện nhiều quyển sách gây chú ý cho bạn đọc như: “Đại đoàn trưởng của tôi”, “Điện Biên phủ lắng đọng và suy ngẫm”, “Tổng hành dinh trong những ngày xuân đại thắng”. Ông Phạm Ngọc Đức đã về hưu. Nhiều con cháu của dòng họ này đang ngày đêm tích cực lao động sản xuất khắp mọi miền, góp phần nhỏ vào mục tiêu của Đảng ta xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và luôn hướng về tổ tiên.
Tóm lại, một chi của một dòng họ dòng dõi có truyền thống cần cù hiếu học và giàu lòng nhân ái đã sản sinh được nhiều lớp hậu duệ xứng đáng với ao ước của tổ tiên- Chi họ Phạm, cụ thuỷ tổ Phạm Văn Khánh, Hoàng Thị Dam, nhà thờ tại xóm Xuân Tân xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Sưu tầm và biên soạn
Phạm Ngọc Thìn
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.