- Đang online: 3
- Hôm qua: 815
- Tuần nay: 19585
- Tổng truy cập: 3,370,201
Hết lòng với chiến khu
- 1542 lượt xem
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (do Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương triệu tập), ngày 8 tháng 6 năm Ất Dậu (tức ngày 16 tháng 7 năm 1945) trên đất Đông Triều, Chí Linh đã nổ ra cuộc khởi nghĩa vũ trang và thành lập “Đệ tứ chiến khu” hay Chiến khu Trần Hưng Đạo. Vừa mới hình thành. “Đệ tứ chiến khu” đã nhanh chóng mở rộng cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang cách mạng, chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở vùng duyên hải Đông Bắc, một địa bàn chiến lược quan trọng của Tổ Quốc.
Làng Hổ Lao thuộc tổng Mễ Sơn, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Tân Việt huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh) là một trong những địa danh lịch sử, cơ sở của chiến khu, nơi ra đời đội giải phóng quân đầu tiên của chiến khu; nơi diễn ra cuộc mít tinh tuyên bố thành lập Đệ tứ chiến khu Đông Triều.
Làng Hổ Lao nằm ở phía Bắc quốc lộ 18, cách thị trấn huyện Đông Triều khoảng 5 km theo hướng Bắc- Tây Bắc, là nơi cư ngụ của chi họ Mạc. Chi họ Mạc này vốn xuất xứ từ vùng Huệ Trì- Kinh Môn- Hải Dương, cùng ngành với cụ Mạc Đăng Tiết hay Đốc Tiết, người lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp hồi cuối thế kỷ 19 ở vùng Thủy nguyên – Hải phòng theo Hịch cần vương của Vua Hàm nghi
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, vì nghèo khổ, không có ruộng cày cấy, cụ Mạc Văn Cửu (mất năm 1936) đã đưa vợ con vào khai khẩn đất hoang , lập nghiệp ở Làng Hổ Lao. Đến đầu năm 1945, Làng Hổ Lao đã có 74 hộ với gần 300 nhân khẩu, trong đó đại bộ phận là con cháu họ Mạc
Vào những năm 1944-1945, nhân dân Đông Triều cũng như nhân dân cả nước phải sống cảnh “một cổ đôi tròng ” của thực dân Pháp và phát xít Nhật, sưu cao thuế nặng, phải chịu hậu quả của chính sách thu thóc tạ, bắt nhổ lúa trồng đay của giặc Nhật. các kho thóc được tích trữ dầy ắp, còn nhân dân thì lâm vào nạn đói chưa tưng thấy. Đã bị bọn đế quốc, phát xít áp bức bóc lột tàn bạo, người dân Đông Triều, Chí Linh còn bị bọn phỉ, bọn cướp hoành hành. Địa hình rừng núi là điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho bọn phủ, cướp tụ tập. nạn đói kém diễn ra càng làm cho phỉ, cướp phát triển. Thổ phỉ ở đây chủ yếu là người Hoa, cầm đầu là các tên Lương Sâm, Lương Đại bân, tàn ác khét tiếng. Bọn phủ và cướp không chỉ chẹn đường cướp của, giết người đi lẻ mà còn công khai kéo vào các gia đình có thế lực giàu có để tống tiền. Thậm chí chúng còn kéo quân ồ ạt đi cướp phá các làng, các chợ giữa phố ban ngày. Chúng sức giấy lần lượt đến các làng bắt nộp trâu bò, lợn gà, thóc gạo. Không nộp là chúng kéo quân đến cướp phá. Sống trong cảnh “cá nằm trên thớt” bị áp bức cùng cực như vậy, lòng oán hận của nhân dân dâng cao đến mức như rừng cỏ khô chỉ chờ ngọn lửa là bùng lên
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), cán bộ Việt Mình Nguyễn Văn Tuệ, thường gọi là “Sư tụê” đến Đông Triều, nơi có địa thế thuận lợi cho tác chiến du kích để gây cơ sở cho Việt Minh.
Sư Tuệ đến chùa Bắc Mã, một ngôi chùa cổ nằm cách quốc lộ 18 gần 1 km về phía Bắc, cách huyện lỵ 6 km về phía Tây Bắc. Xa nữa về phía Đông Bắc là làng Hổ Lao. Trụ trì này về sư cụ Võ Giác Thuyên (còn gọi là sư Nguyệt), một người có học vấn, giàu lòng yêu nước, tính tình khí khái. Được sư Nguyệt giúp đỡ, Nguyễn Văn Tuệ đi tuyên truyền gây cơ sở ở các làng xung quanh, trước hết là các gia đình có uy tín lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước. Nguyễn Văn Tuệ đã đến gặp bá họ Mạc Văn Niết (tức bá Lít) làng Hổ Lao để vận động cách mạng. Kết quả là ở Hổ Lao, cả sáu gia đình anh em ruột họ Mạc là Mạc Văn Cành (tức bá Cành), Mạc Văn Ninh (tức Chánh Ninh), Mạc Văn Niết (tức bá Nít), Mạc Văn Đễ (tức đội Quễ), Mạc Văn lễ (tức Lý lễ) và Mạc Văn tuệ đều trở thành cơ sở của Việt Minh. Nhiều thanh niên, phụ nữ, phụ lão con cháu nội ngoại họ Mạc và dân làng cùng gia nhậo các đoàn thể cứu quốc. Được Nguyễn Văn Tuệ giác ngộ, hiểu rõ các chính sách của Việt Minh , Mạc Văn Niết đã giúp đỡ Nguyễn Văn Tuệ mở rộng tuyên truyền sang các làng xung quanh, các cơ sở Việt Minh phát triển vô cùng nhanh chóng
Sau Nguyễn Văn Tuệ, các ông Hải Thanh, Trần Cung, Nguyễn Bình được Đảng và Việt Minh điều về Đông Triều xây dựng và lãnh đạo phong trào xây dưng căn cứ địa cách mạng, tiến tới thành lạp chiến khu. Làng Hổ Lao trở thành cơ sở của căn cứ địa cách mạng. Nhân dân nô nức tham gia các đoàn thể cứu quốc, nuôi nấng các cán bộ cách mạng. Tuy chỉ có 74 gia đình, Làng Hổ Lao đã tổ chức đội nghĩa binh khoảng 30 người Đông Triều ông Mạc Văn Đễ làm đội trưởng (nên sau này dân làng gọi là “Đội Quễ”). Tói tối cả đọi kéo đến tập trung tại sân nhà Chánh hội Mạc Văn Ninh luyện tập quân sự. Đội nghĩa binh có trách nhiệm bảo vệ dân làng, chống bọn phỉ cướp bóc và sẵn sàng tham gia khởi nghĩa
Để nói liền khu căn cứ Bắc Hải Dương với vùng giải phóng phía nam tỉnh Bắc Giang, ban lãnh đạo khu căn cứ quyết định thành lập một đội vũ trang tập trung làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền mở đường lên phía Bắc bắt liên lạc với quân khu du kích Bắc Giang. Lễ thành lập được tổ chức vào hạ tuần tháng 4 tại sân nhà bá hộ Mạc Văn Niết làng Hổ Lao. Đội vũ trang gồm 9 người là: Đỗ Duy Phúc- đội trưởng, Trung Quốc Cẩn- đội phó, Trương Quốc Dụng, Mạc Tử Dĩnh, Mạc Tử Kỹ (con ông Mạc Văn Cành), Nguyễn Văn Luận, Hồ Viết Phúng, Nguyễn Văn Từ và Nguyễn Văn Vui. Vũ khí có một súng ngắn và tám súng trường. Tất cả đều là những chiến sĩ tình nguyện, hăng hái đi làm nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Thành lập xong, đội tiến hành một đợt vũ trang tuyên truyền ngay quanh vùng. Ngày 01 tháng 05 năm 1945, xuất phát từ sân nhà thờ họ Mạc làng Hổ Lao, đội lên đường làm nhiệm vụ đánh thông liên lạc với chiến khu Bắc Giang, đội bị lọt vào khu vực hoạt động của một lực lượng phỉ lớn có số lượng đông gấp bội. Bọn phỉ mang theo cờ đỏ sao vàng giả làm Việt minh địa phương đến đón các chiến sĩ. Ban đêm, nhân lúc đội mất cảnh giác nằm ngủ, chúng ập tới cướp súng. Sát hại cả 9 người. Chín đội viên của đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của Đệ tứ chiến khu đã hy sinh, trong đó có 2 chiến sĩ họ Mạc.
Phong trào Việt minh phát triển nhanh chóng, có cơ sở ở hầu khắp các làng xã thuộc hai huyện Đông Triều, Chí Linh. Lực lượng vũ trang cũng đã lớn mạnh. Ban lãnh đạo căn cứ địa cách mạng quyết định phát động khởi nghĩa vào ngày 08 tháng 06 năm Ất Dậu. Chỉ trong một ngày nghĩa quân đã diệt gọn 4 đồn địch ở Đông Triều, Chí Linh. Mạo Khê, Tràng Bạch; giải phóng hoàn toàn hai huyện Đông Triều và Chí Linh.
Chiều ngày 08 tháng 06, các đoàn quân khởi nghĩa cùng những binh sĩ mới tình nguyện quay súng về với cách mạng đều tập trung đông đủ về làng Hổ Lao trong không khí từng bừng của ngày hội chiến thắng. Ông bá Lít cùng các anh em trong họ và dân làng đóng góp bò, lợn, gà, gạo, thực phẩm tổ chức khao mừng thắng lợi của nghĩa quân.
Sáng ngày 9 tháng 06, trong cuộc mít tinh tổ chức tại sân đình Hổ Lao, ông Trần Cung thay mặt ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố chính thức thành lập chiến khu kháng chiến mang tên “Đệ tứ chiến khu”, cùng lực lượng vũ trang chiến khu mang tên “Du kích cách mạng quân”, và công bố danh sách Ủy ban quân sự cách mạng lãnh đạo chiến khu. Tiếp đó ông Nguyễn Bình đại diện Ủy ban quân sự cách mạng tuyên đọc “Bảy điều kỷ luật” của “Du kích cách mạng quân”.
Thanh thế chiến khu vang dội. Những người tình nguyện kéo về Hổ Lao tham gia nghĩa quân ngày càng đông. Không khí làng Hổ Lao sôi động. Dân làng Hổ Lao hết lòng phục vụ nghĩa quân, ngày đêm rộn rã tiếng xay lúa, giã gạo; nhộn nhịp cảnh thổi cơm, nắm cơm, kho thịt, rang gạo để tiếp tế cho nghĩa quân.
*
* *
Đóng góp của nhân dân làng Hổ Lao vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, thành lập Đệ tứ chiến khu ở vùng Đông Bắc Tổ Quốc tước cách mạng tháng Tám đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận, năm 1972 được Chính phủ tặng “Bằng có công với nước”; năm 1996 trên đất đình xưa của Hổ Lao đã được dựng “Bia tưởng niệm chiến khu”, và năm 2001 Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin đã cấp bằng “Di tích lịch sử” cho đình làng Hổ Lao.
Trong đóng góp của nhân dân làng Hổ Lao với Đệ tứ chiến khu, nổi bật lên là đóng góp nhiệt thành của anh em họ Mạc cùng con cháu nội ngoại:
1. Anh cả: Mạc Văn Cành tham gia nghĩa quân chiến khu, phụ trách trông nom sinh hoạt ăn ở cho anh em cán bộ việt minh. Sau khi chiến khu được thành lập, là Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời của xã. Có con trai là Mạc Tử Kỹ là đội viên Đội giải phóng quân, hy sinh ở Ao Vè (Bắc Giang), được truy tặng liệt sĩ. Đã chết năm 1980.
2. Anh thứ: Mạc Văn Ninh, tham gia Việt minh, phụ trách quân lương của chiến sĩ. Trong kháng chiến chống Pháp là Ủy viên Mặt trận Liên Việt xã Yên Sơn, huyện Sơn Động. Đã chết năm 1970.
3. Thứ ba: Mạc Văn Niết (tức bá Lít) người đầu tiên của chi họ Mạc ở làng Hổ Lao bắt liên lạc với sư Tuệ ở chùa Bắc Mã, giác ngộ cách mạng rồi về vận động anh em, họ hàng, nhân dân trong làng, xã nhất tề tham gia việt minh, tham gia vào Ban lãnh đạo chiến khu với bí danh là “Đồng chí Hổ”. Ông Mạc Văn Niết và con trai cả Mạc Văn Quyết được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Từ năm 1948 đến 1954 ông làm Bí thư Hoa kiều vụ huyện Đông Triều. Ông chết năm 1972. Được Nhà nước tặng “bằng có công với nước”, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
4. Thứ tư: Mạc Văn Đễ, tham gia nghĩa quân chiến khu, làm đội trưởng đội nghĩa binh chiến khu (Đội Quễ). Từ năm 1948 đến năm 1951 làm trinh sát quân báo Trung đoàn 98 Đông Triều Trung đoàn trưởng Mạnh Hùng chỉ huy. Cuối năm 1951 bị quân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. Cuối năm 1954 được trao trả về. Vì bị tra tấn dã man trong nhà tù của giặc, lâm bệnh chết năm 1956.
5. Thứ năm: Mạc Văn Lễ (tức lý Lễ), tham gia Việt minh. Được lãnh đạo chiến khu phân công làm công tác ngoại giao, nắm tình hình dịch. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1946 đến 1948 là Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã Việt Dân. Từ năm 1948 đưa gia đình tản cư vào xã Yên Sơn, Bắc Giang, làm Phó Chủ tịch Liên Việt xã, đến cuối năm 1954 hồi cư về quê hương. Chết năm 1985.
6. Thứ sáu: Mạc Văn Tuệ. Từ tháng 3 năm 1945 cùng năm người anh và họ hàng tham gia Việt Minh, được lãnh đạo căn cứ địa cách mạng giao phụ trách phó ban quân lương. Trong thời gian này ông có nhiệm vụ tổ chức việc ăn ở cho các cán bộ về hoạt động gây dựng phong trào. Và khi chiến khu được thành lập, ông lo việc tổ chức nuôi quân, tiếp vận cho cán bộ và nghĩa quân. Ông đã vận động và huy động được nhiều thóc lúa, lương thực, trâu bò, lợn gà của gia đình mình và của tất cả các gia đình anh em, con cháu trong họ và dân làng để tổ chức việc nuôi cán bộ và nghĩa quân chiến khu. Bằng tiền của gia đình và anh em họ hàng, ông tổ chức mua ủng hộ nghĩa quân chiến khu 12 khẩu súng khai hậu, 5 khẩu gioóc năm, may nhiều cờ Tổ quốc, bằng khẩu hiệu, chuẩn bị lương khô (gạo nếp rang) và nhiều bộ quần áo cho nghĩa quân. Nhà của năm anh em và con cháu đều là nơi ăn ở của nghĩa quân.
Từ năm 1946 đến năm 1948, ông là Ủy viên kháng chiến kiêm hành chính đại biểu thôn Hổ Lao. Thời gian này thôn Hổ Lao là cơ sở đóng quân của trung đoàn 98 do ông Mạnh Hùng chỉ huy. Với cương vị phụ trách của mình, ông đã tổ chức vận động quyên góp lương thực, thực phẩm hết lòng giúp đỡ bộ đội
Cuối năm 1947 đầu năm 1948 giạc Pháp đánh chiếm Đông Triều. Thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, “vườn không nhà trống”, ông đưa gia đình và đại bộ phận dân làng vào huyện Sơn Động – Bắc Giang. thôn Hổ Lao vì là cơ sở chiến khu và 2 lần tham gia cùng bộ đọi chống giặc nên bị Pháp triệt hạ, đốt phá không còn một nóc nhà, thành nơi hoang vu cho đến năm 1954. các thôn làng xung quanh biến thành vùng tế. Số dân làng không có điều kiện tản cư thì lánh sang sống ở các làng khác. Năm 1948, ông được bầu vào hội đồng nhân dân xã, phụ trách ủy ban kháng chiến đến năm 1954, dưới dạng bán thoát ly để bám dân bám đất, ban ngày lánh vào vùng giáp ranh, đêm về vận động nhân dân đóng góp cho kháng chiến, thu thuế nông nghiệp…
Cuối năm 1954, hòa bình lập lại, ông tổ chức cho gia đình và dân làng từ vùng tự do và các làng bên cạnh trở về dựng nhà, khai hoang ruộng vườn tổ chức lại cuộc sống
Là người em út, nhưng nay ông cũng đã gần 90 tuổi. năm người anh đã về với tổ tiên. Ông còn lại là người cao niên nhất của chi họ Mạc ở làng Hổ Lao. Ông sống thẳng thắn trung thực, tích cực động viên con cháu tham gia các công việc chung và việc họ
Sáu anh em ruột họ Mạc ở làng Hổ Lao đồng lòng theo Việt Minh, hết lòng phục vụ, tham gia Đệ tứ chiến khu Đông Triều, góp phàn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. tấm gương ấy, tiếng thơm ấy vẫn còn được ghi nhớ tròn những cán bộ, nghĩa quân đã từng hoạt động ở căn cứ địa chiến khu Đông Triều – làng Hổ Lao
Đại tá – TS Mạc Văn Trọng
Dựa theo T/l chiến khu Trần Hưng Đạo
Nhà xuất bản QĐ ND – 1993
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.