- Đang online: 1
- Hôm qua: 1056
- Tuần nay: 28504
- Tổng truy cập: 3,496,332
Tấm lòng của những người họ Mạc và gốc Mạc đối với đền Long Động
- 870 lượt xem
Cụm di tích đền Long Động không chỉ là chốn linh thiêng thờ tự 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt, đó là Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi, mà còn được coi là nơi phát tích của dòng họ Mạc. Chính vì vậy, đây cũng là điểm hội tụ để những người trong Mạc tộc, dù đang sinh sống ở đâu trên mọi miền Tổ quốc hay ở nước ngoài luôn hướng về nguồn cội.

Đền Long Động nhìn từ trên caoÔng Mạc Văn Nheo, hiện đang sinh sống tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, bộc bạch: “Tuy ở Cao Bằng xa xôi, nhưng tình cảm của bà con họ Mạc và gốc Mạc tại Cao Bằng đối với huyện Nam Sách, xã Nam Tân, với đền Long Động là tình cảm hết sức thiêng liêng, bởi dòng dõi họ Mạc chúng tôi bắt nguồn từ nơi này”. Cũng theo ông Nheo, tại Cao Bằng cũng có nhiều di tích của thời Mạc, hậu duệ các thế hệ họ Mạc tại nơi này luôn trân trọng giữ gìn và phát huy truyển thống tự hào của các bậc tiền nhân. Riêng đối với cụm di tích đền Long Động, cộng đồng bà con họ Mạc và gốc Mạc tại Cao Bằng luôn hướng về với một tình cảm trân trọng, đồng thời có những đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần để góp phần nâng cao giá trị của cụm di tích. Ông Nheo cho biết: “ Tự hào về dòng dõi của mình, tự hào về Mạc Đĩnh Chi, bà con họ Mạc và gốc Mạc tại Cao Bằng luôn động viên, giáo dục con cháu học hành, nên dù ở xa tổ đường họ Mạc, việc học hành của con cháu họ Mạc tại Cao Bằng cũng rất tích cực, tấn tới, nhiều người đỗ đạt cao, giữ các trọng trách tại các cơ quan tỉnh và Trung ương, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Lễ hội đền Long Động được tổ chức từ mùng 9 – 11 tháng Hai âm lịch hàng năm là dịp để các tầng lớp nhân dân, nhất là con cháu Mạc tộc được cùng nhau gặp gỡ, giao lưu, được hiểu hơn về tổ tiên, về truyền thống văn hóa của dòng họ, để thấy thêm trân quý và tự hào, có thêm động lực để phấn đấu và học tập. Bà Mạc Vũ Thị Lê hiện đang sinh sống tại Hà Nội tâm sự: “Chúng tôi tự hào là con cháu của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; đó là vinh dự lớn cho dòng họ nói riêng và cho đất nước nói chung. Chúng tôi luôn giáo dục các thế hệ sau tự hào và phải làm gì cho xứng đáng với truyền thống của tổ tiên mà không mấy dòng họ có được”.
Cũng đang sinh sống tại Hà Nội, xuân này, bà Đào Thị Phương Thư bước sang tuổi 72. Bà luôn thấy mình may mắn và tự hào được làm dâu của dòng họ Mạc khoa bảng. Chồng bà, ông Vũ Mạc Trường Long, một người có đóng góp tích cực cho việc xây dựng Điện Sùng Đức – tổ đường Mạc tộc Việt Nam, một công trình trong cụm di tích đền Long Động. Tuy ông Long đã qua đời, song bà Thư vẫn thay chồng thường xuyên giáo dục con cháu nhớ công lao tổ tiên để học hành tấn tới, vừa làm rạng danh truyền thống của dòng họ, vừa góp phần xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Bà Thư chia sẻ: “Tôi luôn giáo dục con cháu phải luôn nhớ về cội nguồn, mà cội nguồn càng vinh hạnh bao nhiêu thì đời sống tinh thần của thế hệ sau càng có ý nghĩa bấy nhiêu, càng cần phải trở thành những con người có ích cho đất nước. Tôi cũng mong dòng họ Mạc ngày càng phát triển và tất cả con cháu phải nhớ ơn tổ tiên, xứng đáng với tổ tiên, học hành tấn tới để xây dựng đất nước phồn vinh”.
Tự hào về truyền thống của dòng họ, các thế hệ con cháu họ Mạc và gốc Mạc dù đang sinh sống ở nơi đâu cũng luôn hướng về đền Long Động, nơi ghi dấu và thờ phụng các bậc tiền nhân đã tạo dựng nên dòng họ khoa bảng lừng lẫy. Và đền Long Động luôn là chốn linh thiêng để tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người, cho các thế hệ Mạc tộc phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng, noi gương Mạc Đĩnh Chi thành những “bông sen trong giếng ngọc” để xây dựng quê hương đất nước ngày thêm phồn thịnh.
Tin, Ảnh: Mạc Công Quân- ban TT&TT HĐMT tỉnh Hải Dương
Viết bình luận
Tin liên quan
-
GIẤY MỜI DỰ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025- 2030
-
Doanh nhân Thái Hương và giấc mơ “Tỷ Đô Xanh” của người Việt.
-
SỞ CÔNG THƯƠNG HỌP TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ TỔ CHỨC CHỢ QUÊ THỜI MẠC 2025 VÀ CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN:
-
Đền Long Động: Điểm đến đầu xuân
-
THƯ KÊU GỌI TIẾP TỤC PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC- TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRÂN TRỌNG GỬI GIẤY MỜI HĐMT CÁC TỈNH THÀNH, BAN LIÊN LẠC HỌ MẠC, CON CHÁU HỌ MẠC, GỐC MẠC VỀ DỰ LỄ HỘI MÙA XUÂN ĐỀN LONG ĐỘNG NĂM 2025 VÀ DỰ LỄ CÚNG GIỖ VIỄN TỔ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
THĂM LẠI DẤU XƯA, DÂNG HƯƠNG TIÊN TỔ NƠI LƯU THỜ LONG ĐAO CỦA MẠC THÁI TỔ
-
HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM 2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2025, PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA XUÂN VÀ TƯỞNG NIỆM 679 NĂM NGÀY MẤT LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI
-
MỞ HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ – 2025
-
HỘI VẬT TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ TRAI, XUÂN ẤT TỴ 2025:
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC