- Đang online: 2
- Hôm qua: 1034
- Tuần nay: 18589
- Tổng truy cập: 3,370,448
CAO BẰNG: DI TÍCH CHỐT ĐÓNG QUÂN THỜI NHÀ MẠC TẠI XÃ LÝ QUỐC
- 1768 lượt xem
CAO BẰNG: DI TÍCH CHỐT ĐÓNG QUÂN THỜI NHÀ MẠC TẠI XÃ LÝ QUỐC
(Báo Cao Bằng). Hiện nay, tại xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc (Hạ Lang, Cao Bằng) đang triển khai dự án cải tạo di tích chốt đóng quân thời nhà Mạc để phát triển du lịch.
Toàn cảnh xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc (Hạ Lang) nhìn từ trên núi Phja Rạc.
Trong thời gian ở Cao Bằng, nhà Mạc đã xây dựng nhiều công trình, kiến trúc để lại nhiều dấu ấn lịch sử, trong đó, chốt đóng quân tại dãy núi Phja Rạc hiện vẫn còn một số dấu tích. Phía Đông và phía Tây chốt đóng quân đều là núi, diện tích khu đất hơn 8.000 m2. Từ chân núi Phja Rạc nhìn lên có thể thấy con đường đi lên ngọn núi khá rõ.
Theo các cụ cao niên kể, khi nhà Mạc đóng quân trên ngọn núi này, họ đã làm con đường đi lại hình chữ Z rộng khoảng 2 m, di chuyển chủ yếu bằng ngựa. Nhà Mạc chọn núi Phja Rạc là nơi dựng chốt đóng quân. Để kéo dài thời gian chuẩn bị lực lượng và kế hoạch đối phó với quân Trịnh – Lê, quân Mạc đã nghĩ ra cách đem ngựa ra chỗ quân Trịnh – Lê có thể nhìn thấy rồi dùng gạo tưới lên những con ngựa, hạt gạo vãi ra tung tóe như những giọt nước, nhìn từ dưới chân núi như đang tắm cho ngựa.
Quân Trịnh – Lê lúc đầu cứ nghĩ ở trên núi điều kiện khó khăn, thiếu nước sinh hoạt thì quân Mạc không thể trụ được lâu sẽ bị đánh bại một cách dễ dàng. Tuy nhiên qua việc tắm cho ngựa, quân Trịnh – Lê đã nghĩ trên núi không những có nguồn nước để sinh hoạt mà còn có dư nước để tắm cho ngựa khiến quân Trịnh phải dè chừng chưa dám đánh ngay, từ đấy quân Mạc có đầy đủ thời gian rút lui an toàn.
Dấu tích bức tường đá còn sót lại.
Sau khi nhà Mạc rút lui, nơi đây có nhiều dấu tích, di vật để lại. Từ trên đỉnh núi Phja Rạc nhìn xuống, thấy toàn cảnh xóm Bằng Ca với cánh đồng trải dài xanh biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Đối diện ngọn núi Phja Rạc là đồi Pò Đồn, trên đó là đồn của quân Pháp đóng.
Nhận thấy chốt đóng quân thời nhà Mạc là một địa điểm có giá trị về mặt lịch sử góp phần phát triển du lịch của địa phương, hiện nay Hợp tác xã Trung Đông đầu tư dự án Khu du lịch Ngườm Khu – Xứ Tiên. Trong đó, phục dựng thành nhà Mạc, sẽ đầu tư xây dựng các công trình đường lên núi có chiều dài 720 m với vật liệu là đá và bê tông, phục dựng hệ thống tường thành với chiều dài 350 m, phục dựng lại sân vườn và cảnh quan, xây dựng tượng đài bằng đá composite và súng thần công, đạn đá…
Nhìn từ xa có thể nhìn tháy đường đi lên núi Phja Rạc có hình chữ Z.
Ngoài dự án phục dựng chốt đóng quân thời nhà Mạc, còn có các địa điểm như: Động Ngườm Khu, xã Minh Long; bảo tồn văn hóa Tày – Nùng và kiến trúc bản địa tại xóm Nà Vị, xã Minh Long; xây dựng điểm trải nghiệm du lịch Núi Tiên – Hồ Khưa Khoang, xã Lý Quốc. Khu du lịch Ngườm Khu – Xứ Tiên có thể kết nối các địa điểm du lịch hiện có như: Đồn Pháp cũ tại xã Lý Quốc; hang Dơi tại xã Đồng Loan; chùa Sùng Phúc tại xã Thanh Nhật; Đại dương cổ, Lục địa cổ tại xã Minh Long…
Việc phục dựng chốt đóng quân thời nhà Mạc sẽ là một địa điểm thú vị dành cho những người thích tìm hiểu về lịch sử và thiên nhiên.
BBT mactoc.com.
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƯƠNG TRIỀU MẠC VỚI KINH THÀNH THĂNG LONG
- ĐÀ QUỐC CÔNG – MẠC NGỌC LIỄN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC GỖ VÀ GỐM SỨ THẾ KỶ XVI
- GS.TSKH Phan Đăng Nhật và cuộc hồi sinh sử thi Việt
- ĐÌNH LÀNG TÂY ĐẰNG: Một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật gỗ tuyệt tác, độc đáo, thuần Việt!
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH năm 2020.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.