- Đang online: 1
- Hôm qua: 401
- Tuần nay: 12074
- Tổng truy cập: 3,388,285
NƠI PHỤNG THỜ LIỆT TỔ, TIÊN VƯƠNG NHÀ MẠC
- 1996 lượt xem
Theo dòng lịch sử, Việt Nam có truyền thống đạo gia tiên, quốc Tổ Hùng Vương được chính quyền các thời đại và nhân dân chư tôn các vương tiên tiêu biểu, các hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng phi, hoàng tử, công chúa, văn quan, võ tướng, danh nhân văn hóa quốc gia và quốc tế…có nơi nhà nước và nhân dân xây dựng Đền, Chùa, Điện, Miếu, Lăng… và hằng năm tổ chức lễ hội quốc tổ Vua Hùng và lễ hội Đền, Chùa…ở các địa phương. Mạc tộc Việt Nam đã kết nối với các chi họ Mạc, gốc Mạc các làng xã, Mạc tộc các tỉnh, thành phố trong nước. Qua lễ hội Liệt tổ, Tiên vương nhà Mạc “tri ân tiên tổ, giao lưu dòng họ, chiêu tuyết cho nhà Mạc…”. Không kể xiết di sản tâm linh gia tiên họ Mạc, gốc Mạc, từ đường các chi họ Mạc, gốc Mạc trong cả nước. Những địa phương phụng thờ liệt tổ, tiên vương nhà Mạc :
1) Khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương :
– Đền : Thờ Thủy tổ, Trạng nguyên Mạc Hiển Tích (triều Lý-1086), kỵ nhật 15/11 AL, thờ Thủy tổ, tiến sĩ Mạc Kiến Quan cùng làm quan thượng thư với anh mình là Mạc Hiển Tích (triều Lý-1086); thờ LQTN Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), làm quan thượng thư ba đời vua nhà Trần, Kỵ nhật 10/2 AL
– Lăng quan trạng : nơi an nghỉ của Thủy tổ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiên Quan, viễn tổ Mạc Đĩnh Chi.
– Điện Sùng Đức : Khi lên ngôi Thái tổ Mạc Đăng Dung lập Điện thờ Thủy tổ, các viễn tổ, và thờ thân phụ, thân mẫu của Người.
2) Khu Tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Dương Kinh, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng-phụng thờ 12 đời vua nhà Mạc-kỵ nhật ngày 22/8 AL.
3) Quan Quận, Thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội – Hợp tự thờ phụng 18 quận công và hơn 500 binh sĩ bảo vệ đoàn Vương tôn nhà Mạc rút lên Cao Bằng, đã dũng cảm tuẫn tiết sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại vùng Hồ Hành Sơn, đường nhà Mạc, thôn Thanh Hà. Kỵ nhật 20/8 AL.
4) Đền nhà Mạc ở Vĩnh Phúc :
Thôn Diệm Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Hợp tự thờ phụng 12 đời vua nhà Mạc cùng các Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Phi, Hoàng Tử, Công Chúa, Văn Quan, Võ Tướng Mạc triều. Kỵ nhật 4/12 AL.
5) Đền Tiên Đô ở Nghệ An :
Xóm 1, làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thờ phụng : 3 Thần bản cảnh Thành Hoàng : Phi quốc vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần; Hoàng Đăng Ích Binh Nhung đại tướng thượng đẳng thần, Mạc Đăng Kỳ Đoan tức tôn thần.
– 3 Ngài hậu thần : Ngài Hoàng Phúc Thành cùng 2 nữ Tôn thần.
Lễ khai hạ 7/1 AL, lễ Lục ngoạt 16/6, Kỵ nhật chung, các Bản Cảnh thành Hoàng trùng ngày kỵ nhật của Ngài Mạc Đăng Lượng.
6) Thiên Kinh Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội : Số 9 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Thờ 6 đời vua Mạc trị vì thời kỳ Thăng Long :
– Thái Tổ-Nhâm Minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung. Kỵ nhật 22/8 AL
– Thái Tông-Khâm Triết Văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh. Kỵ nhật 15/1 AL
– Hiến Tông- Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải. Kỵ nhật 8/5 AL
– Tuyên Tông-Anh Nghi Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên. Kỵ nhật1/12 AL
– Mục Tông-Hồng Ninh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp. Kỵ nhật 25/1 AL
– Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn. Kỵ nhật 27/1 AL
7) Từ đường họ Mạc – Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng phụng thờ 12 đời vua nhà Mạc :
– Thái Tổ Nhân Minh Cao Hoàng Đế Mạc Đăng Dung (1527-1529). Kỵ nhật 22/8 AL
– Thái Tông Khâm Triết Văn Hoàng Đế Mạc Đăng Doanh (1530-1540). Kỵ nhật 15/1 AL.
– Hiến Tông Hiển Hoàng Đế Mạc Phúc Hải (1541-1546). Kỵ nhật 8/5 AL
– Tuyên Tông Anh Nghi Hoàng Đế Mạc Phúc Nguyên(1547-1564). Kỵ nhật 1/12 AL
– Mục Tông Tĩnh Hoàng Đế Mạc Mậu Hợp (1565-1592). Kỵ nhật 25/11 AL
– Cảnh Tông Thành Hoàng Đế Mạc Toàn (1593). Kỵ nhật 27/1 AL
– Mẫn Tông Trinh Hoàng Đế Mạc Kính Chỉ (1592-1593).
– Đại Tông Linh Hoàng Đế Mạc Kính Cung (1593-1625)
– Quang Tô Nguyên Hoàng Đế Mạc Kính Khoan(1621-1638)
– Minh Tông Khai Hoàng Đế Mạc Kính Vũ (1638-1677) Kỵ nhật 14/12 AL
– Quý Phương Hoàng Đế Mạc Nguyên Thanh (1677-1681)
– Quý Phúc Hoàng Đế Mạc Kính Quang (1681-1683)
8) Thái Tổ truy tôn Đế hiệu Tổ tiên họ Mạc : Tháng 6 năm Thống Nguyên (1527) Mạc Thái Tổ tiến vào kinh sư tuyên chiếu lên ngôi Hoàng Đế. Truy tôn Đế hiệu tổ tiên họ Mạc sau đó dựng Điện Sùng Đức tại Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương thờ phụng Đức Thủy tổ và Đức Viễn tổ khảo tỷ họ Mạc :
– Thủy tổ trạng nguyên (triều Lý ? -1086) Mạc Hiển Tích Hồng Phúc Đại Vương. Kỵ nhật 15/11 AL.
– Viễn tổ 7 đời : Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi, Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng đế (1272-1346). Kỵ nhật 10/2 AL
– Viễn tổ 6 đời : Hoàng Cơ Đốc Thiện Tuyên Hựu Hoàng đế Mạc Dao
– Viễn tổ 5 đời : Dụ tông Triệu Phúc Hoằng Đạo Tích Đức Hoàng đế Mạc Thúy.
– Viễn tổ 4 đời : Ý tô Hồng Khánh Uyên Triết Anh Duệ Hoàng đế Mạc Tung.
– Viễn tổ Hoàng tô Thuần Hiến Tuy Hưu Đốc Cung Hoàng đế Mạc Bình (Mạc Đĩnh Quý)
– Truy tôn (thân phụ Ngài) Chiêu Tổ Quang Liệt Cơ Mệnh Hoàng đế Mạc Hịch (Mạc Đĩnh Phú).
– Truy tôn (thân mẫu Ngài) : Đặng Thị Là Hoàng Thái hậu.
9) Kinh Đô Cao Bằng(Hoàng thành, Miếu) :
– Thành Bản Phủ
– Thành Nà Lữ
– Phục Hòa
– Mục Mã
– Nà Cạn
– Chủng Chùa Đà Quận (lễ hội 8/1 AL)
– Chùa Đông Lân
– Miếu thờ Hoàng hậu Mạc Kính Vũ
– Miếu thờ công chúa Hoa Dung
– Kinh đô nhà Mạc Cao Bằng
10) Diên Khánh Tự, Lạng Sơn : Chùa thành thờ phụng bài vị 12 đời vua nhà Mạc-
Số 3 đường Hùng vương phường Chi Lăng, TP.Lạng Sơn – là một ngôi cổ tự-Di tích cấp quốc gia. Hiện chùa là trụ sở Ban đại diện Phật giáo tỉnh.
11) Thành phố Hồ Chí Minh :
– Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 TP.HCM( lập trường năm 1957). Năm 1997 nhà trường lập tượng đài LQTN Mạc Đĩnh Chi tại khuôn viên sân trường, và tượng thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi trong phòng thờ Người. Thầy trò tâm thức – LQTN Mạc Đĩnh Chi – hiền tài của đất nước – nguồn cổ vũ tinh thần “dậy tốt”, “học tốt”, thường xuyên có hoa tươi trái ngọt, nhang khói dâng lên Người.
– Đền Trần Hưng Đạo, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú thành lập năm 1964, bài vị thờ phụng trong Đền : Trần triều hiển thánh, Đức thánh Trần Hưng Đạo và gia thần của Trần Hưng Đạo, ban thờ quan võ triều Trần Phạm Ngũ Lão, quan văn triều Trần LQTN Mạc Đĩnh Chi. BTS nhà đền duy trì dâng hương hoa ngày rằm, mồng một và tổ chức cúng giỗ Đức thánh Trần Hưng Đạo 20/8 AL, cúng giỗ Phạm Ngũ Lão ngày 1/11 AL, cúng giõ Mạc Đĩnh Chi ngày 10/2 âm lịch, có đông đảo bá tánh và đại diện Mạc tộc Hải Dương tại TP.HCM và MTTP HCM dự.
– Trường Dậy nghề Ngọc Phước, quận 12 TP.HCM – với tâm thức ngưỡng mộ nhà Mạc, năm 2008 lập ban thờ chân dung Thái tổ Mạc Đăng Dung, Ban quản lý trường duy trì nhang đèn, hoa trái dâng lên Ngài ngày rằm, mồng một và cúng giỗ Người ngày 22/8 âm lịch, có đại diện MTTPHCM dự.
Nơi phụng thờ Liệt tổ-Tiên vương nhà Mạc, không chỉ các từ đường chi họ Mạc, gốc Mạc bái thờ mà từ lòng ngưỡng mộ nhà Mạc của nhân dân, một số địa phương cũng lập ban thờ tiên vương nhà Mạc. Đặc biệt, chính quyền các triều đại đều tri ân các Tiên vương tiêu biểu có công trong sự nghiệp dụng nước và giữ nước tại Thiên kinh Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội( trong đó có Tiên vương nhà Mạc). Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (1010-2010) Nhà nước ta, dòng họ Mạc và nhân dân đã phục dựng khu Tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Dương Kinh, Hải Phòng; tu tạo khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Từ đường họ Mạc Cổ Trai Hải Phòng trang nghiêm-nơi hội tụ đông đảo con cháu họ Mạc, gốc Mạc và bá tánh trong nước và nước ngoài chiêm bái liệt tổ, tiên vương nhà Mạc (ngày giỗ Thái tổ 22/8 âm lịch hằng năm). Điều mà con cháu họ Mạc, gốc Mạc trăn trở chưa “phục thủy” được Điện Sùng Đức-nơi Mạc Thái Tổ khi lên ngôi Hoàng đế (1527) lập Điện Sùng Đức, truy tôn Hồng Phúc Đại Vương – Thủy tổ Mạc tộc Việt Nam- Mạc Hiển Tích ; Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế – viễn tổ họ Mạc Việt Nam- Mạc Đĩnh Chi …Từ năm 2015 HĐMT Việt Nam, HĐMT Hải Dương và chính quyền địa phương tổ chức hội thảo và nhiều hội nghị về phục dựng Điện Sùng Đức, nay các thủ tục về phục dựng Điện Sùng Đức đã hoàn tất. Chủ tịch HĐMTVN, HĐMTHD, BQL đền Mạc Đĩnh Chi, UBND xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương kêu gọi bà con cô bác, các cháu trai gái họ Mạc, gốc Mạc, các nhà hảo tâm, các nhà doanh nghiệp trong ngoài dòng họ phát tâm công đức, ngày 12/4/2020 (20/3 Canh Tý) khởi công phục dựng công trình tâm linh – Điện Sùng Đức mà Thái tổ Mạc Đăng Dung đã xây dựng, tri ân liệt tổ, liệt tông nhà Mạc, phục thủy nơi con cháu họ Mạc, gốc Mạc trong nước và ở nước ngoài về dâng hương, phụng thờ, cúng giỗ Thủy tổ họ Mạc Việt Nam Mạc Hiển Tích ngày 15/11 âm lịch…Những địa địa phương đang phụng thờ Liệt tổ, Tiên vương nhà Mạc, không phải là con số cuối cùng. Nơi nào chứng minh được việc hô thần nhập tượng (bài vị) phụng thờ Liệt tổ, Tiên vương nhà Mạc theo thông tục văn hóa tâm linh, phù hợp luật pháp về lĩnh vực này, các thần linh an vị lâu đời, thì dòng họ Mạc nghênh kính.
Những di sản tâm linh nhà Mạc kể trên, là những di sản trong những di sản tín ngưỡng quốc gia -Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa hàng bao đời nay, hình thành nên từ quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với con người và tương truyền – Ở Việt Nam từ đầu công nguyên, nhân dân ta đã lập lên những Điện thờ tổ gia tiên theo tín ngưỡng nguyên thủy “Quốc Tổ Vua Hùng”.
Từ bao đời nay, di sản tâm linh : nhà thờ gia tiên, từ đường chi họ, đình, chùa, điện, miếu làng, đến khu di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia…mỗi khi trùng tu, phục dựng …đều phải có sự đồng thuận của những quan hệ liên quan đến di sản tâm linh đó. Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc ở Dương Kinh và Từ đường họ Mạc ở Cổ Trai Hải Phòng-Nhà nước và dòng họ Mạc, nhân dân Hải Phòng phục dựng uy nghi, hoành tráng-là một dẫn chứng quý báu về sự đồng thuận giữa dòng họ, địa phương và nhà nước( các cơ quan tham mưu cho Đảng Nhà nước về lịch sử văn hóa dân tộc), đã chung sức người, sức của phục dựng thành công công trình tâm linh – khu tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Dương Kinh, Hải Phòng……, như nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm đã truyền “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dị nhi đồng”.
Nguồn: Nhà giáo ưu tú Mạc Xuân Kỷ- TP.HCM.
Viết bình luận
Tin liên quan
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG QUỸ KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI MẠC ĐĨNH CHI CHO CÁC CHÁU CÓ THÀNH TÍCH TRONG HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024
- HỘI TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TUỔI TRẺ MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT NHIỆM KỲ 2024- 2029
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm thành Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa an; thành Bản Phủ và Di tích Cự Thạch Bản Thảnh xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng-Từ di tích khảo cổ có thể tái hiện thời kỳ Cao Bằng là kinh đô nhà Mạc
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: “VƯƠNG TRIỀU MẠC TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM”
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC TỈNH HẢI DƯƠNG TRIỂN KHAI LỄ CÚNG GIỖ THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH 15/11 NĂM QUÝ MÃO
- HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
- Lãnh đạo Thường trực Huyện ủy Nam Sách kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ hội truyền thống Đền Long Động năm 2023
- THƯ KÊU GỌI TIẾP TỤC PHÁT TÂM CÔNG ĐỨC XÂY DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC
- Chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.