- Đang online: 1
- Hôm qua: 599
- Tuần nay: 12788
- Tổng truy cập: 3,411,515
BÁO CÁO V/v giải trình một số thông tin liên quan Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn
- 348 lượt xem
HĐMT TỈNH HẢI DƯƠNG HĐ GIA TỘC CHI HỌ HOÀNG XÃ HIỆP AN, HUYỆN KINH MÔN _________ Số: 09/BC-HĐGT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kinh Môn, ngày 22 tháng 6 năm 2013 |
BÁO CÁO
V/v giải trình một số thông tin liên quan Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn
(Thủy tố Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương)
____________
Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn là Thủy tổ của Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Hội đồng Gia tộc Chi họ Hoàng xã Hiệp An báo cáo, giải trình làm rõ thêm một số thông tin có liên quan Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn như sau.
1. Về sự kiện Mạc Toàn lên ngôi Hoàng đế:
– Về thời gian Mạc Toàn lên ngôi Hoàng đế được nêu tại “Hợp biên thế phả họ Mạc” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội xuất bản năm 2001:
+ Trang 105: “Ngài (Mạc Mậu Hợp) dựng con trai là Mạc Toàn lên làm vua vào ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592), để rảnh tay, tự mình chỉ huy đánh Trịnh”.
+ Trang 109: “Ngài (Mạc Toàn) là con trai đầu của vua Mạc Mục Tông. Được truyền ngôi ngày 26 tháng 11 năm Nhâm Thìn (1592). Đổi niên hiệu là Vũ An”.
– Về địa điểm Mạc Toàn lên ngôi Hoàng đế, “Hợp biên thế phả họ Mạc” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội xuất bản năm 2001, nêu:
+ Trang 105: “Chúa Trịnh quyết tâm tiêu diệt nhà Mạc, tiến ra Hải Dương đánh vào huyện Kim Thành. Ngài (Mạc Mậu Hợp) lại bỏ chạy. Quân Trịnh thu được nhiều vàng bạc, của cải đồ dùng, bắt được Thái hậu giải về kinh sư, đến sông Bồ Đề, Thái hậu chết. Quân của Mạc kính Chỉ ở Tân Mỹ, huyện Thanh Hà bị phá tan. Nhà cửa tại các phủ Hạ Hồng, Nam Sách, Kinh Môn đều bị đốt cháy….”.
+ Trang 109: “Ngài đang đóng binh ở Kim Thành nghe tin vua cha bị thua ở huyện Yên Dũng vội vàng đem binh đi tiếp ứng….”.
Như vậy, từ những căn cứ trên, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định “Mạc Toàn là con trai trưởng của Hoàng đế Mạc Mậu Hợp, được vua cha truyền ngôi vào ngày 26 tháng 11 năm Nhâm Thìn 1592 tại huyện Kim Thành, niên hiệu là Vũ An”.
2. Về ngày mất của Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn:
– “Hợp biên thế phả họ Mạc” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội xuất bản năm 2001, trang 110 nêu: “Theo Lê Quý Đôn: Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn bị bắt và bị chém đầu tại bến Thảo Tân vào ngày 27 tháng 1 năm Quý Tỵ (1593). Ngài lên ngôi được ba tháng từ tháng 11 năm Nhâm Thìn đến tháng giêng năm Quý Tỵ”.
– Trước kia, việc cúng giỗ Thủy tổ của Chi họ (Mạc Quý Công húy Toàn) không thường xuyên, ngày giỗ Thủy tổ bị giấu kín, phải chuyển sang ngày 24 tháng Chạp và chỉ có một số ít các cụ cao niên mới được biết và tham dự. Ngoài ngày giỗ giấu, Chi họ có tổ chức mỗi năm một ngày “Chạp họ” vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm.
– Hiện nay, khi được biết Thủy tổ của Chi họ chính là Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn thì việc cúng giỗ Thủy tổ (Mạc Quý Công húy Toàn) đã được Chi họ Hoàng tổ chức thành “Lễ tưởng niệm” trang nghiêm, quy mô và bài bản hơn, đúng vào ngày 27 tháng Giêng hàng năm.
3. Về bến Thảo Tân, nơi ghi dấu Hoàng đế Mạc Toàn tử trận:
– Trong các tài liệu, sử sách không nói rõ bến Thảo Tân ở đâu, nhưng căn cứ vào những nội dung thông tin đã nêu tại phần 1 thì có thể khẳng định bến Thảo Tân thuộc khu vực huyện Kim Thành giáp với khu vực Đông Triều. Mà thời kỳ đó, Đông Triều thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
– Theo truyền ngôn của các cụ cao niên trong Chi họ thì bến Thảo Tân là một bến nhỏ của sông Phú Thái ngày nay, là khu giáp ranh giữa thôn Cổ Tân xã An Phụ của huyện Kinh Môn với xã Phúc Thành của huyện Kim Thành. Khu vực này có nhiều cây cối, cỏ hoang mọc um tùm, ít người để ý tới. Bến Thảo Tân mới được mở và được sử dụng khi lực lượng của vua Mạc Mậu Hợp rút chạy từ sông Nhị Hà về huyện Kim Thành tránh sự tấn công của quân đội Lê Trịnh. Do địa hình huyện Kinh Môn bấy giờ xung quanh là sông nước bao bọc, núi non hiểm trở, đi lại rất khó khăn chủ yếu bằng đường sông. Việc mở bến Thảo Tân để lực lượng quân đội của Mạc Mậu Hợp dựa vào thế trận vừa phòng ngự vững chắc, chủ động tấn công lại vừa dễ dàng rút lui, ẩn náu. Sông Kim Thành cũng là tuyến đường giao thông quan trọng để di chuyển lực lượng từ huyện Kim Thành sang đại bản doanh là khu vực hang động trong dãy núi đá vôi xã Phạm Mệnh. Từ Bến Thảo Tân, theo sông Cầu Ba, qua bến Chùa Hang, ra sông Đá Bạc, sang Đông Triều là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất lúc bấy giờ.
Ảnh 1: Đình Huề Trì – Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia xếp hạng năm 1974,
nơi thờ Thành hoàng làng là hai nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh.
– Các cụ còn kể rằng, chính bà Thiện Nhân, Thiện Khánh là hai nữ tướng của bà Lê Chân trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Hán do Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo, đã kiên cường chống giặc và anh dũng hy sinh tại khu vực làng Huề Trì, xã An Phụ. Làng Huề Trì cách bến Thảo Tân chưa đầy 1 km. Hiện nay, làng Huề Trì có đình Huề Trì thờ Thành hoàng làng là hai vị nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh, đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1974. Chùa Hang cũng là một bến nhỏ của sông Cầu Ba. Bến Chùa Hang như một vịnh nhỏ, nằm lọt vào trong và bị che khuất bởi hai đầu ngọn núi Cao, trông như hai gọng kìm, phía tây là dãy núi An Phụ chắn ngang, tạo ra thế vững chắc, kín đáo, dễ bề giấu quân, ẩn náu, cất giữ lương thảo. Bến Chùa Hang chính là nơi diễn ra những trận chiến đấu ác liệt giữa quân của Mạc Mậu Hợp với quân Trịnh Tùng đầu năm Nhâm Thìn 1592.
Ảnh 2: Bến Chùa Hang xưa nay là nghĩa trang Chùa Hang xã Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương.
– Do quá trình biến đối của tự nhiên, các dãy núi An Phụ, núi Cao, núi đá vôi Phạm Mệnh, sông Phú Thái, sông Đá Vách, sông Cầu Ba vẫn còn nhưng lòng sông bị bồi đắp nên hẹp lại, dòng chảy bị thay đổi theo. Trước sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của đời sống xã hội, các yếu tố, điều kiện tự nhiên cũng bị biến đổi theo thời gian. Lòng sông bị hẹp lại và chuyển dịch ra xa, đường giao thông được mở thêm mới và rộng hơn nhiều; nhiều cây cầu được xây kiên cố bắc qua sông; ruộng đất được quy hoạch, nhà cửa mọc lên san sát tạo thành những làng mới, thôn mới; nhà máy, cửa hàng, trường học, công trình công cộng được xây mới; các hang động được trùng tu, tôn tạo trở thành thắng cảnh và được khai thác phục vụ khách tham quan du lịch; không còn cảnh đìu hiu sông nước, núi non hiểm trở như xưa nữa. Bến Thảo Tân xưa bây giờ là cánh đồng phì nhiêu của thôn Cổ Tân, xã An Phụ, nơi đặt Trung tâm sản xuất Lúa nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Ảnh 3: Bến Thảo Tân xưa nay là những cánh đồng lúa xanh tốt, nơi đặt Trung tâm sản xuất
Lúa nếp cái hoa vàng, thôn Cổ Tân, xã An Phụ, Kinh Môn, Hải Dương.
Bến Thảo Tân ngày nay (Ảnh Mạc Văn Trang 2/2012)
4. Về ngôi mộ Tổ chi họ Hoàng, tức Hoàng đế Mạc Toàn:
* Chi họ xin trích nguyên văn bài tham luận về ngôi mộ Tổ chi họ Hoàng, tức Hoàng đế Mạc Toàn của ông Hoàng Văn Chòi (năm nay 87 tuổi) tại Hội thảo khoa học “Những di sản văn hoá về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” tổ chức ngày 13/10/2011:
“Đó là chuyện Tổ họ mình làm vua, chiến đấu oanh liệt, nhưng vì lực lượng ít và yếu nên bị thua và bị bắt, bị chém đầu tại một bến nhỏ gần bờ sông Phú Thái ngày nay, thuộc địa phận khu vực giữa làng Cổ Tân với làng Phương Luật của xã An Phụ. Bây giờ sử sách gọi là bến Thảo Tân. Cũng may thay, 2 người em trai và một người em gái của Cụ trốn thoát, mấy người con trai của Cụ thì được con cháu trong họ che giấu đi từ trước. Bọn giặc giết cụ Toàn và nhiều người khác rồi, còn truy sát nhiều người nữa mang họ Mạc. Thế nên không ai dám khai đúng tên họ mình nữa và dần cải sang tên các họ khác, nhưng quy ước rằng khi chết thì sẽ quay lại đúng tên họ của mình là họ Mạc.
Sau khi giết cụ Toàn, chúng chôn Cụ ngay tại bến Thảo Tân rồi tiếp tục kéo quân đi đánh nơi khác. Nhân cơ hội ấy, con cháu trong họ đã bí mật cướp xác Cụ, đóng bè đưa qua triền sông vào lạch Cống Sừng, chôn ở Đống Dẹt và sau đó cải táng cũng ngay tại Đống Dẹt. Đống Dẹt chính là khu Đồng Vườn bây giờ, ở đó có nhiều mộ lắm, to cũng có, nhỏ cũng có, đa số mộ không hương khói gì cả, quanh năm cỏ mọc um tùm, xung quanh là ruộng đồng, ruộng bãi.
Năm 1968, khi thực hiện cải cách ruộng đất, nhiều mộ phải chuyển đi để đào mương hoặc làm đường. Tôi lúc ấy 42 tuổi, được cụ Hừng sai bảo là đi đào chuyển mộ tổ. Tham gia đào mộ và chuyển mộ với tôi còn có cụ Hừng, ông Nhông, ông Hoi và ông Lãng.
Theo truyền ngôn, sau khi bọn giặc giết cụ Toàn, chúng chôn Cụ ngay tại bến Thảo Tân rồi tiếp tục kéo quân đi đánh nơi khác. Nhân cơ hội ấy, con cháu trong họ đã bí mật cướp xác Cụ, đóng bè đưa qua triền sông vào lạch Cống Sừng, chôn ở Đống Dẹt và sau đó cải táng cũng ngay tại Đống Dẹt. Năm 1968, khi thực hiện cải cách ruộng đất, nhiều mộ phải chuyển đi để đào mương hoặc làm đường. Tham gia đào mộ và chuyển mộ có Tôi, cụ Hừng, ông Chòi, ông Nhông, ông Hoi và ông Lãng (hiện nay ông Chòi vẫn còn sống).
Điều kỳ lạ là: trên mặt đất, nấm mộ Tổ rất bé, cỏ mọc um tùm, nhưng phải đào rất sâu mới thấy một tấm đá xanh hình vuông kích thước khoảng 90 phân. Khi lật tấm đá đó lên thì thấy một cái chum sành loại lớn, rất đẹp, cao chừng 50-60 phân, miệng chum đậy gạch hoa cũ. Xung quanh chum sành là 4 tấm đá sanh khác, phía dưới đáy chum cũng là một tấm đá sanh, kiểu trong quan ngoài quách. Tôi là người trẻ tuổi nhất, chạy về nhà lấy đôi quang gánh để chuyển chum. Mặc dù dính bùn đất nhưng tôi còn nhìn thấy rõ tấm đá để đậy trên và 4 tấm đặt xung quanh đều khắc chữ nho hay chữ Hán gì đó. Rất tiếc là chúng tôi không chuyển được các tấm đá này về chôn cùng chum cốt của Cụ được.
Lên triền núi Cao, sau khi cụ Hừng chỉ vị trí đặt mộ, chúng tôi tiếp tục đào hố để chôn chum sành. Vị trí đặt mộ mới này đã được cụ Hừng đi xem bói và được một ông thầy địa lý ấn định. Mộ mới nằm ở triền núi, trên một khu đất khá bằng phẳng, không cao quá mà cũng không thấp quá, theo hướng Đông Nam, tức là hướng nhìn về Cổ Trai, phía trước và ở dưới là có ngôi chùa cổ (gọi là chùa Lưu Thượng) và một doanh trại quân đội. Để đảm bảo bí mật, ngôi mộ được làm bình thường như những ngôi mộ khác, bên cạnh đặt thêm một hòn đá to, xung quanh trồng rất nhiều cây gai và không có đường lên mộ. Muốn lên mộ phải đi qua Chùa hoặc phải đi qua doanh trại quân đội. Con đường bây giờ là do Chi họ mới làm. Về sau, Chi họ lại chuyển tiếp hai ngôi mộ nữa đặt hai bên mộ Tổ: Một bên là ngôi mộ cụ Tổ Phúc Ninh, sinh ra 4 ngành thứ và một bên là mộ cụ Nguyễn Công Xuân, là thầy đồ có công dạy dỗ cụ Phúc Ninh”.
* Chi họ khẳng định ngôi mộ Tổ chi họ Hoàng là nơi yên nghỉ của Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn, bởi những căn cứ sau:
+ Qua nghiên cứu bản dịch cuốn gia phả cổ của Chi họ và kết quả Hội thảo khoa học “Những di sản văn hóa về Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn tại huyện Kinh Môn, Hải Dương” do Trung tâm Bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương tổ chức, đã kết luận: Thủy tổ của Chi họ Hoàng gốc Mạc xã Hiệp An chính là Hoàng đế Mạc Toàn. Hiện nay, Chi họ Hoàng xã Hiệp An đang quản lý, phụng thờ mộ Cảnh tông Hoàng đế Mạc Toàn và cuốn gia phả cổ của chi họ.
+ Ý kiến phát biểu của ông Hoàng Văn Chòi, là người trực tiếp tham gia đào, chuyển mộ Tổ lên núi Cao.
+ Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Hội đồng Mạc tộc Việt Nam trên hệ thống gia phả, bia ký và truyền ngôn trong các chi họ Mạc, gốc Mạc phạm vi cả nước cho biết không có chi họ nào có Thủy tổ là Mạc Toàn như Thủy tổ của Chi họ Hoàng xã Hiệp An.
+ Tại xã Hiệp An có 02 chi họ Mạc, 03 chi họ Hoàng và 01 chi họ Nguyễn (đều gốc Mạc) nhưng chỉ có 01 chi họ Hoàng có Thủy tổ là Mạc Toàn. Ngôi mộ tổ của Chi họ Hoàng đặt tại triền núi Cao, thôn Tây Sơn, xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, có đề tên rõ ràng, không bị tranh chấp.
Ảnh 4. Mộ tổ Hoàng tộc chính là nơi yên nghỉ của Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn.
5. Về sự hình thành và phát triển của Chi họ Hoàng xã Hiệp An:
– Về sự hình thành các ngãnh, ngành của Chi họ:
Căn cứ vào cuốn gia phả cổ của Chi họ (hiện do ông Hoàng Văn Chòi lưu giữ) cho thấy: Thủy tổ Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn sinh được 3 người con trai: Chân Đạo, Giác Tính và Phúc An. Người con trưởng Chân Đạo sinh Duy Hiền, Duy Hiền sinh được 2 con trai: Phúc Khang và Phúc Ninh. Thượng tổ Phúc Khang sinh được 3 trai: Phúc Tửu (chưa tìm thấy), Phúc Thiện và Phúc Thụy; Thượng tổ Phúc Ninh sinh được 4 trai: Phúc Thịnh, Phúc Bản, Phúc Nguyệt, Phúc Ân và 2 gái. Sự hình thành, phân chia thành các ngãnh, các ngành của Chi họ như sau:
* Ngãnh thứ nhất (thờ Thượng tổ Phúc Khang, kỵ nhật 06 tháng Tư), gồm:
+ Ngành 1: Thượng tổ Phúc Thiện, kỵ nhật 05 tháng Mười Một, do ông Hoàng Văn Tuấn ở Kim Lương, Kim Thành thờ cúng.
+ Ngành 2: Thượng tổ Phúc Thụy, kỵ nhật 06 tháng Tư do ông Hoàng Văn Hưng ở Hiệp An, Kinh Môn thờ cúng.
* Ngãnh thứ hai (thờ Thượng tổ Phúc Ninh, kỵ nhật 15 tháng Chạp), gồm:
+ Ngành 3: Thượng tổ Phúc Thịnh, kỵ nhật 08 tháng Tám, do ông Hoàng Văn Tính ở Hiệp An, Kinh Môn thờ cúng.
+ Ngành 4: Thượng tổ Phúc Bản, kỵ nhật 15 tháng Hai, do ông Hoàng Văn Đông ở Hiệp An, Kinh Môn thờ cúng.
+ Ngành 5: Thượng tổ Phúc Nguyệt, kỵ nhật 03 tháng Bảy, do Hoàng Văn Hời ở Hiệp An, Kinh Môn thờ cúng.
+ Ngành 6: Thượng tổ Phúc Ân, kỵ nhật 15 tháng Giêng, do ông Hoàng Văn Hoà ở Hiệp An, Kinh Môn thờ cúng.
Như vậy, chi họ Hoàng hiện nay có tất cả 6 ngành. Tính từ Thuỷ tổ Cảnh tông Hoàng đế Mạc Toàn đến nay đã phát triển tới 15 đời, tồn tại 7 thế hệ, với tổng số khoảng 2.500 khẩu, trong đó tại xã Hiệp An có khoảng 1.550 khẩu, còn lại phân tán ở các nơi như Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương; Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh; Đại Bản, Lê Thiện thuộc huyện An Dương, TP Hải Phòng và nhiều nơi khác.
– Sự phát triển của Chi họ được nhân dân và các dòng họ ở địa phương thừa nhận. Thành tích của Chi họ trong quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương, đã được Lịch sử Đảng bộ huyện Kinh Môn và Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp An ghi nhận.
Trên đây là báo cáo của Hội đồng Gia tộc Chi họ Hoàng xã Hiệp An giải trình, làm rõ thêm một số thông tin có liên quan Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn là Thủy tổ của Chi họ Hoàng xã Hiệp An, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Hội đồng Gia tộc Chi họ đề nghị Hội đồng Mạc tộc Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đề nghị Ban Quản lý di tích Hoàng thành Thăng Long lập bài vị, tổ chức cúng giỗ Cảnh tông Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn theo nghi thức quốc giỗ, thể hiện sự trân trọng và ghi nhận công lao của Triều đại nhà Mạc nói chung, của Vũ An Hoàng đế Mạc Toàn nói riêng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam./.
Nơi nhận: – HĐMTVN, HĐMT tỉnh Hải Dương (để b/c); – Các ủy viên HĐGT, các trưởng ngành; – Lưu. |
TM. HỘI ĐỒNG GIA TỘC CHỦ TỊCH
Hoàng Minh Hiệp |
PHẢ ĐỒ 1
Các vua triều Mạc thời kỳ Thăng Long (từ tháng 6/1527 – 01/1593)
Thái tổ Nhân Minh cao Hoàng đế MẠC ĐĂNG DUNG Kỵ nhật 22 tháng Tám |
|
|
|
Thái tông Khâm triết Văn Hoàng đế MẠC ĐĂNG DOANH Kỵ nhật 25 tháng Giêng |
|
|
|
Hiến tông Hiển Hoàng đế MẠC PHÚC HẢI Kỵ nhật 08 tháng Năm |
|
|
|
Tuyên tông Anh nghị Hoàng đế MẠC PHÚC NGUYÊN Kỵ nhật 07 tháng Hai |
|
|
|
Mục tông Hồng Ninh Hoàng đế MẠC MẬU HỢP Kỵ nhật 10 tháng Chạp |
|
|
|
Cảnh tông Vũ An Hoàng đế MẠC TOÀN Kỵ nhật 27 tháng Giêng |
PHẢ ĐỒ 2
Sự hình thành và phát triển Chi họ Hoàng xã Hiệp An, Kinh Môn, Hải Dương
|
Thủy tổ CẢNH TÔNG VŨ AN HOÀNG ĐẾ MẠC TOÀN Kỵ nhật 27 tháng Giêng |
|
||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
|
CHÂN ĐẠO |
|
GIÁC TÍNH |
|
PHÚC AN
|
|
||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||
|
DUY HIỀN
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
|
Ngãnh 1 Thượng tổ: PHÚC KHANG Kỵ nhật 06 tháng 4 |
|
Ngãnh 2 Thượng tổ: PHÚC NINH Kỵ nhật 15 tháng Chạp |
|
||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||
PHÚC TỬU
|
Ngành 1: PHÚC THIỆN (05-11) |
Ngành 2: PHÚC THỤY (06-4) |
|
Ngành 3: PHÚC THỊNH (08-8) |
Ngành 4: PHÚC BẢN (15-2) |
Ngành 5: PHÚC NGUYỆT (03-7) |
Ngành 6: PHÚC ÂN (15-1) |
|||||||||||||||||||||||||
Viết bình luận
Tin liên quan
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
- HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
- HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
- LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
- HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
- 10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
- HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
- ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC