- Đang online: 1
- Hôm qua: 830
- Tuần nay: 16793
- Tổng truy cập: 3,412,422
PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO “PHỤC DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC” TẠI LONG ĐỘNG, NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG (ngày 06/9/2016) – PGS-TS. Mạc Văn Trang
- 321 lượt xem
PHÁT BIỂU TẠI HỘI THẢO “PHỤC DỰNG ĐIỆN SÙNG ĐỨC” TẠI LONG ĐỘNG, NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG (ngày 06/9/2016) – PGS-TS. Mạc Văn Trang
Trước hết tôi hoàn toàn tán thành bài phát biểu của GS-TSKH. Phan Đăng Nhật, TS. Phan Đăng Long, TS. Hoàng Văn Kể vừa trình bày. Tôi xin có vài ý kiến sau:
1. Xin thông báo thêm với bà con tin vui: Lễ gắn biển tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông được Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức trọng thể chưa từng có, được các phương tiện truyền thông đưa tin, hình ảnh, bình luận … đã được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Bản thân tôi đã nhận được nhiều lời chúc mừng (11 tin qua email, 15 tin nhắn qua điện thoại, hàng chục chia sẻ trên Facebook và nhiều cuộc điện thoại…). Đặc biệt, Nhà nghiên cứu Trần Khuê, người có nhiều công trình nghiên cứu về nhà Mạc, đã gọi điện từ TP. Hồ Chí Minh, nói chuyện hơn 30 phút. Ông cho biết đọc tin và xem những hình ảnh về lễ gắn tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, ông rất vui mừng, xúc động. Như thế là những công trình nghiên cứu của ông từ những năm 1980 đến nay về nhà Mạc (ông liệt kê và phân tích), đã góp phần vào việc đánh giá đúng về tầm vóc và những đóng góp của vương triều Mạc cho nhân dân, cho đất nước Đại Việt. Ông cũng cho biết khi sang Pháp đã từng gặp GS. Hoàn Xuân Hãn tại Paris và trao đổi về những nghiên cứu mới về nhà Mạc. GS. Hãn rất tâm đắc và cho biết, GS. Hoàng Xuân Hãn cũng gốc họ Mạc… Ông còn cho biết, theo nghiên cứu của ông thì con cháu họ Mạc đã cải đổi sang 80 họ (chứ không chỉ hơn 50 họ, như HĐMT Việt Nam đã sưu tầm). Ông nói, sắp ra Hà Nội, sẽ có cuộc gặp gỡ để trao đổi thêm những nghiên cứu mới về nhà Mạc…
Nhân Lễ gắn biển đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, nhiều con cháu gốc Mạc biết tin, lần đầu tiên đến gặp gỡ, nhận họ gốc Mạc, như nhà văn Hoàng Minh Tường, nhà giáo Vũ Đăng Khôi, nhà ngôn ngữ học Đào Tiến Thi…
Trong Lễ Diễu binh diễu hành tại Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/2015, lần đầu tiên trong lời dẫn Chương trình của một Đại lễ quốc gia, chúng ta đã được nghe: “Thăng Long – Hà Nội nơi hội tụ khí thiêng sông núi qua các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần , Lê, Mạc …”.
Những thông tin trên cho thấy sự kiện đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông tại Hà Nội được tổ chức trọng thể và truyền thông tốt, đã có tác động rất tích cực đến dư luận xã hội, tạo nên sự đồng thuận xã hội chưa từng thấy trong việc đánh giá đúng đắn về vương triều Mạc.
Đó là điều kiện “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” cho bối cảnh phục dựng Điện Sùng Đức hiện nay tại Long Động, nơi phát tích dòng họ Mạc Việt Nam.
2. Về Điện Sùng Đức: Tôi không chuyên nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng tìm thấy những ghi chép rất cụ thể về Điện Sùng Đức trong Đại Việt Thông Sử của Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇,1726 – 1784),[1] . Trang 40 của Đại Việt Thông Sử có chép nguyên văn lời lẽ của sử gia thời xưa:
…“tháng này (tháng 6 âm lịch năm 1527- MVT chú thích) Đăng Dung vào kinh thành, ngự nơi chính điện, tế yết Nam giao, đặt tỉnh Hải Dương là Dương Kinh, [tờ 14a] lập cung điện ở Cổ Trai, truy tôn Tổ 7 đời Đĩnh Chi làm “Kiến Thụy Khâm minh Văn Hoàng đế”;
“Đăng Dung lại dựng ngôi điện gọi là Sùng Đức vào nền nhà cũ của Đĩnh Chi ở xã Lũng Động. Phần mộ thân phụ ở Tây lăng, cho nên nay trong làng gọi nơi ấy là xứ Ổ Lăng. Lại đắp một gò lớn tại bờ sông phía Bắc, mặt tiền điện Sùng Đức, để làm nơi lễ bái, các quan nhà ngụy Mạc ai đi qua nơi đây, đều lễ vọng vào điện Sùng Đức. Nay điện và gò này hãy còn, điện thì ở xã Lũng Động nơi gần sông, gò thì ở bờ sông xã Đông Đôi, gọi là gò Mã thảo. Nhà giảng học cũ của Đĩnh Chi: một ở nền Huyện trị cũ xã Cao Đôi; một ở chùa Quất Lâm, xã Tống Xá. Những di tích này vẫn hãy còn rành rành, có thể khảo sát”;
(Đăng Dung còn truy tôn- MVT chú thích) “tổ 6 đời (là) Giao làm “Hoằng cơ đốc thiện Tuyên hưu Hoàng đế”; Cao Tổ thúy làm “Dụ tổ Thiệu phúc Hoằng đạo tích đức Hoàng đế”; Tằng Tổ Cao làm “Ý tổ hồng khánh uyên triết anh duệ Hoàng đế”; Tổ Bình làm “Hoằng tổ thuần hiến tuy hưu đốc cung Hoàng đế”; các bà Tổ trên đều là Hoàng hậu; thân phụ Hịch làm “Chiêu tổ quang liệt cơ mệnh Hoàng đế [tờ 14b]; thân mẫu Đặng thị làm Hoàng Thái hậu”…
Từ những thông tin trên cho thấy, việc xây dựng Điện Sùng Đức đã được ghi vào sử sách rất cụ thể, đầy đủ; và nay nền đất cũ của Điện vẫn còn đó. Cho nên việc phục dựng Điện Sùng Đức là có căn cứ lịch sử rõ ràng…
3. Về công việc phục dựng Điện Sùng Đức: Việc này cần được tiến hành từng bước thật cụ thể, chắc chắn, tránh “dục tốc, bất đạt”, làm vội, xảy ra những chuyện gây khó khăn phức tạp về sau… Tôi đề nghị cần làm đủ 05 khâu, gắn kết liên hoàn với nhau:
– Một là: Tạo niềm tin về Tâm linh trong dòng tộc. Tất cả các HĐMT từ trung ương đến cơ sở, đến các chi họ đều cần truyền thông, giáo dục cho con cháu biết cần thiết xây dựng Điện Sùng Đức để thờ phụng Tổ tiên, tri ân Tiên tổ, đồng thời để được hưởng Phúc từ Tổ tiên… Do vậy, dù ít, dù nhiều, các con cháu ai ai cũng có nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp Tâm lực, Trí lực, Tài lực cho công trình này…
– Hai là: Cần phải xác lập cơ sở khoa học vững chắc. Hôm nay hội thảo mới mang tính nội bộ. Cần mời các nhà nghiên cứu có uy tín ở trung ương và địa phương cho ý kiến về cơ sở Văn hóa, Lịch sử của việc phục dựng Điện Sùng Đức, trong đó thờ những ai, bố trí như thế nào? Cần có kết luận rõ ràng… Tốt nhất là Hội thảo/Hội nghị tư vấn khoa học, diễn ra trước ngày 10 tháng 2 âm lịch 2016 (ngày Giỗ Cụ Mạc Đĩnh Chi).
– Ba là: Cần có cơ sở pháp lý, có quyết định của các cấp có thẩm quyền. Việc phục dựng Điện Sùng Đức không chỉ là việc riêng của dòng họ, mà là công trình Văn hóa – Lịch sử của địa phương… Dù có sự phối hợp giữa dòng họ và đia phương, thực hiện bằng phương thức xã hội hóa là chủ yếu, cũng cần có cơ sở pháp lý chắc chắn…
– Bốn là: Phải có phương thức huy động các nguồn lực cho công trình. Thiếu nguồn lực này, chẳng làm được gì! Phải làm sao từ nay đến trước ngày Giỗ Cụ Mạc Đĩnh Chi, có bản quy hoạch, giới thiệu bản vẽ/mô hình Điện Sùng Đức và trên thực địa đang triển khai xây móng… Như vậy mới có cơ sở thực tiễn để huy động sự đóng góp, công đức có tính quyết định cho công trình.
– Năm là: Phải xây dựng/thiết kế lộ trình triển khai công trình từng bước, có mục tiêu rõ ràng. Việc này cần thật cụ thể: có mục tiêu, nội dung công việc, phân công nhân sự… Có vậy mới chỉ đạo tập trung từng bước cho vững chắc và tạo niềm tin tưởng với mọi người. Việc này cần học tập kinh nghiệm của HĐMT Hải Phòng và mời TS. Hoàn Văn Kể làm cố vấn, trực tiếp giúp cho những kinh nghiệm quý báu.
Tôi tin tưởng rằng công trình phục dựng Điện Sùng Đức nhất định thành công. Chúc các đại biểu và bà con trong họ ta luôn vui vẻ, khỏe mạnh. Xin trân trọng cám ơn !
Ảnh 1: Toàn cảnh Hội thảo
Ảnh 2: PGS-TS. Mạc Văn Trang trình bày tham luận
Ảnh 3: Đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Đăng tải: BBT Mactoc.com – HSH
Viết bình luận
Tin liên quan
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA HĐMT HẢI PHÒNG NĂM GIÁP THÌN 2024
-
HẢI PHÒNG HỌP BÁO HỘI THI VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC, XUÂN ẤT TỴ 2025
-
HẢI PHÒNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HỘI THI TRUYỀN THỐNG VẬT DÂN TỘC THỜI MẠC 2025
-
LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ LẦN THỨ 351 THỦY TỔ HỌ MẠC CỔ TRAI
-
HỘI ĐỒNG DI SẢN VĂN HÓA QUỐC GIA THÔNG QUA ĐỀ ÁN VINH DANH CỤM DI TÍCH NHÀ MẠC TẠI HẢI PHÒNG
-
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ NĂM 2023 CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC HẢI PHÒNG
-
HỘI KIẾN SONG PHƯƠNG HĐMT HẢI PHÒNG – CÁC DOANH NHÂN TRONG ĐOÀN KHÁCH DL TRUNG QUỐC VỀ THĂM ĐỀN THỜ CÁC VUA TRIỀU MẠC (TỪ ĐƯỜNG HỌ MẠC) TẠI NGŨ ĐOAN, KIẾN THỤY, HP 29.12.2023.
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ ĐỨC MẠC THÁI TỔ QUÝ MÃO 2023
-
ĐẠI LỄ CÚNG GIỖ CHÍNH KỴ THÁNH MẪU MẠC TRIỀU
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Họ Mạc, Nhà Mạc trong lịch sử
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC