- Đang online: 3
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 14005
- Tổng truy cập: 3,368,119
VIỄN TỔ QUANG LIỆT CƠ MỆNH HOÀNG ĐẾ MẠC HỊCH (hay MẠC ĐĨNH PHÚ)
- 1721 lượt xem
VIỄN TỔ
QUANG LIỆT CƠ MỆNH HOÀNG ĐẾ
MẠC HỊCH
(hay MẠC ĐĨNH PHÚ)
(Chưa rõ năm sinh, mất năm 1514)
Ngài là con của cụ Mạc Bình (hay Mạc Đĩnh Quý) ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương. Lấy con gái cụ Đặng Xuân, người cùng làng tên là Đặng Thị Hiếu. Sinh hạ được 3 người con trai. Con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đốc, con thứ ba là Quyết.
Mạc Đốc được phong tước Trào Quận công, sau vua anh lại phong cho tước Từ Vương. Mạc Quyết tước Đông Quận công lại được vua anh phong tước Tín vương và sau khi chết còn được truy phong Uy tín Đại vương.
Khi Thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi có truy tôn thân phụ làm CHIÊU TỔ QUANG LIỆT CƠ MỆNH HOÀNG ĐẾ. Thân mẫu Đặng thị phong làm HOÀNG THÁI HẬU.
Họ Mạc lại khởi sắc bắt đầu từ 3 người con của Ngài.
Theo Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Dõi tìm tông tích người xưa (Nxb Tuổi trẻ TpHCM 1998) đã kể về Đĩnh Quý và Đĩnh Phú như sau:
“Bấy giờ sau mấy năm mất mùa dân tình đói kém lưu tán bốn phương. Cha con Đĩnh Quý nhà ở gần sông bèn bàn nhau làm nghề chở đò ngang, lấy mỗi người 6 đồng tiền kẽm, gặp ai cơ nhỡ thì bất kể nửa đêm gà gáy, có tiền hay không cũng vui vẻ chở ngay, ai cũng khen là nhân đức, đặt tên bến đò ấy là “Bến đò Sáu đồng”.
Không bao lâu Đĩnh Quý mất, con là Đĩnh Phú vẫn giữ nghề chở đò, vợ chồng lúc ấy đã ngoài bốn mươi mới sanh được hai gái là Thị Công, Thị Dung đều đã lấy chồng ở xã Cao Đôi. Vợ chồng Đĩnh Phú chỉ phiền nỗi chưa có con trai kế tự.
Một đêm về mùa đông rét cóng, vợ chồng đang đốt lửa sưởi, bỗng nghe văng vẳng tiếng gọi đò ở bên kia sông. Đĩnh Phú quên cả rét vội vàng cắp chèo chở thuyền sang đón khách. Sang đến nơi thấy một ông lão ăn mày tuổi trạc 70, tay chống gậy, vai khoác bị run lập cập, Đĩnh Phú động lòng thương vội lên dắt ông lão xuống đò. Đến nơi Đĩnh Phú cắm thuyền dắt ông lão lên đưa vào trong nhà để ông lão sưởi rồi bảo vợ lấy cơm nguội rang mời ông lão ăn. ăn xong ông lão nói: Tôi nghe đồn nhà anh nhân đức lắm, nay đến xem ra thì quả thật không sai. Nói xong ra cửa thì biến mất. Vợ chồng Đĩnh Phú lấy làm kinh dị.
Sau Đĩnh Phú đan thêm một chiếc thuyền nữa, vợ chồng mỗi người cắm thuyền một bến để có khách thì sẵn thuyền chở ngay. Cách ít lâu một đêm vợ Đĩnh Phú đang nằm trong thuyền bỗng thấy ông lão ăn mày bữa trước bước xuống thuyền gọi bảo rằng: vợ chồng nhà chị là người hết dạ làm điều lành, tổ tiên đời trước đã tu nhân tích đức rất nhiều, ta tâu với Thượng đế, nay mai Thượng đế sẽ cho tứ quý Hoàng đế xuống đầu thai! (1) Vợ Đĩnh Phú chưa kịp nói năng thì giật mình tỉnh dậy hóa ra là giấc mộng. Hôm sau kể lại với chồng, cả hai đều bán tín bán nghi.
Không bao lâu vợ Đĩnh Phú có thai đủ 14 tháng thì sanh ra Mạc Đăng Dung, sau lại sanh thêm 3 con trai nữa là Đăng Doanh, Phúc Hải và Phúc Nguyên.(2)
Chú thích:
1. Cũng như chuyện ông thầy địa lý để đất cho Mạc Đăng Dung, nó chỉ là truyền thuyết ta thường gặp trong các truyện thần thoại rất hoang đường, như truyện Đức Thánh Gióng, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện Chử Đồng Tử với Tiên Dung công chúa…
2. Gia phả họ Bùi ở xã Quất Động huyện Thượng Phúc chép có khác: người sinh ra Mạc Đăng Dung là Mạc Đĩnh Phú (?) (em của Mạc Đĩnh Quý). Hai anh em sang ở nhờ xã Cao Đôi, huyện Bình Hà làm lái đò ngang, ăn ở hiền lành. Sinh hạ được 4 giai, 2 gái. Con trai là Đăng Dung, Đăng Doanh, Phúc Hải, Phúc Nguyên …
Các chi tiết trên không khớp với sử sách đương thời. Chúng tôi theo Lê triều thông sử của nhà bác học Lê Quý Đôn, người viết sử khách quan khoa học hơn nhiều người khác ở thế kỷ này. Không những thế mà còn viết sớm hơn các cuốn gia phả thời Tự Đức.
Viết bình luận
Tin liên quan
- Viễn Tổ Kiến thuỷ khâm minh văn Hoàng đế – Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
- Phụ chép: Ngọc tỉnh liên phú
- THỦY TỔ HỒNG PHÚC ĐẠI VƯƠNG MẠC HIỂN TÍCH
- VIỄN TỔ HOẰNG CƠ ĐỐC THIỆN TUYÊN HƯU HOÀNG ĐẾ MẠC DAO
- VIỄN TỔ TRIỆU PHÚC HOẰNG ĐẠO TÍCH ĐỨC HOÀNG ĐẾ MẠC THÚY
- VIỄN TỔ HỒNG KHÁNH UYÊN TRIẾT ANH DUỆ HOÀNG ĐẾ MẠC TUNG
- VIỄN TỔ THUẦN HIẾN TUY HƯU ĐỐC CUNG HOÀNG ĐẾ MẠC BÌNH (hay MẠC ĐĨNH QUÝ)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.