- Đang online: 4
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 14097
- Tổng truy cập: 3,368,157
Mạc Thị Bưởi (1927-1951)
- 6037 lượt xem
Mạc Thị Bưởi (1927-1951) sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông ở thôn Long Động, là một thôn nghèo nhát của xã tân Hưng (nay là nam tân thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương)
Thân phụ Mạc văn Chanh mất sớm, năm chị mới 6 tuổi, chị còn mẹ là Nguyễn Thị Toàn và một em gái là Mạc Thị Thanh. Ngày cha mất vào đứng giữa vụ láu mà nhà không có thóc, phải nộp thuế thân 3 đồng một suất, mẹ chị phải vay lãi tên Lý Trượng 10 thúng thóc, lãi mẹ đẻ lãi con.. cảnh sống thật bần hàn cơ cực. Mẹ chị thương hai con côi cút đói rách, gửi con, xách nón đi làm mướn nơi xa hàng nửa tháng mới về một lần. Chị thương mẹ cũng nằng nặc đòi mẹ cho đi đỡ đần. mẹ cõng con ra mương tát nước, theo chân mẹ đi cấy, đi gặt thuê…
Trời rét căm căm, chân tím bầm cóng dại, tám áo đụp không đủ ấm, mo cơm hẩm không đủ no, chị chẳng dám nuôi hy vọng gì mở mặt
Năm 1941, phong trào cách mạng tiền khởi nghĩa đã phát triển ở quê hương, gia đình chị là một trong những cơ sở cán bộ thường qua lại, ánh sáng cách mạng đã ít nhiều ảnh hưởng. cách mạng tháng 8 thành công, chị hồ hởi náo nức, thấy rõ đời người nông dân nghèo đói được đổi đời
Năm 1946, chị tham gia đại biểu phụ nữ thôn
Năm 1947, chị được bầu vào ban chấp hành phụ nữ xã, kiêm nhiệm công tác giao thông của chi bộ và du kích, cần cù hăng hái, can đảm, nhiệm vụ nào cần đến bất kể mưa rét chị đều nỗ lực hoàn thành. Chị chưa biết chữ, đồng chí bí thư chi bộ phải buộc lạt vào từng chiếc phong thư, 1 múi gửi lên Đột Lĩnh, 2 múi gửi đi Quảng Tân, 3 múi gửi đi Trung Hà. Thấy phiền phức vì không biết chữ, chị lao vào học, học ở lớp bình dân, học ở nhà, nhờ người giảng, nhờ người viết để chị tô, có trí và kiên trì nên tiến bộ nhanh.
– Năm 1948 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, chị vừa công tác vừa biết sắp xếp việc nhà: cắt cỏ, gánh phân, thả trâ, cấy gặt, bèo cám… việc nào việc nấy gọn nhanh, không lúc nào rảnh tay.
– Năm 1949 địch chốt thêm một bốt ở xứ Trung Hà ngay giữa xã. Thời gian này ta có phong trào rèn luyện dân quân du kích, biện pháp thường sử dụng là điều anh chị em đi quấy rối địch. Chị đang công tác bí thư phụ nữ kiêm giao thông viên cũng xin đi quấy rối bốt Trung Hà. Chị được phân công làm tổ trưởng mé Linh Khê lên, bò sát vào tận chân hàng rào. Chị phân công cho hai nam du kích không có súng lấy dây buộc chặt vào chân hàng rào rồi chọn một chỗ kín nằm giật thật mạnh, còn chị thì thỉnh thoảng bắn điểm một phát súng trường kéo sự chú ý về phía mình. Địch trúng kế chúng tưởng ta xẻ rào để tấn công nên súng dài, súng ngắn, sún to, súng nhỏ bắn ra xối xả như đổ đạn. Thắng lợi này đánh tan tư tưởng hoài nghi khả năng chiến đấu của phụ nữ, chị cũng vững tin hơn.
Sau đó, đêm đêm chị lại cùng chị em đi cắt dây điện thoại, đánh đổ cột dây điện thoại… ít lâu sau chị được giao nhiệm vụ xã hội phó. Du kích xã hoạt động mạnh, hình thức phong phú hơn, đưa người vào làm nội ứng, phối hợp với bộ đội địa phương, vạch kế hoạch phá tề, diệt được những tên phản động nhất, làm cho chúng không dám xông xáo liều lĩnh… Địch ra sức vây ráp, bắt bớ tra tấn, tù đầy, giết hại dân, tạo ra bầu không khí ngột ngạt. Đồng chí bí thư chi bộ hy sinh, tiếp đó hàng trăm cán bộ, đảng viên, thanh niên quần chúng bị địch tàn sát… Chị không mảy may giảm ý chí mà lòng căm thù địch càng mạnh. Chi ủy chủ trương đưa bớt số đảng viên giao thông liên lạc đảm bảo mối liên hệ và hoạt động của chi ủy với chi bộ, đảng viên và quân chúng, giữ vững đường dây liên lạc với các chi bội khác. Chị đã có nhiều mưu trí sáng tạo nên nhiều lần thoát hiểm nguy khi mang tài liệu ở huyện về hoặc vượt qua sông Kinh Thầy, vượt qua bốt Trung Hà có đến 200 lính nghĩa dũng thay phiên nhau gác. Địch bắt dân lao động phải vào làng, chị trà trộn vào cùng làm để nắm được tình hình đặt biện pháp vận động đấu tranh. Địch vây, chị nhường hầm cho cán bộ, còn mình hóa trang làm người dân rách rưới có chửa đi qua mắt địch, chị vào ngủ ở chùa, chị lặn lội đưa cơm cháo cho cán bộ ốm nằm trong hầm.
Chị xây dựng đoàn phụ nữ cứu quốc, hội liên hiệp phụ nữ xã, tổ chức tổ đội nữ trung kiên, hướng dẫn cách thông tin, cách chống đi phu đi lính, cách chống hãm hiếp , vận động nhân dân lập hũ gạo kháng chiến, chăm sóc bộ đội thương binh, bám đất sản xuất, lấn vành đai trắng, đi dân công phục vụ chiến dịch.
Tháng 4-1951 chị đi học lớp đào tạo huyện uỷ viên. Tối 18-04-1951 chị chuẩn bị lên đường thì địch ập đến vây càn. Tên Khoả phản bội làm chỉ điểm. Chị bị bắt. Tên đồn trưởng đích thân tra tấn chị, dùng mọi cực hình khai thác chị, suốt ngày đêm chúng đánh đập, dìm nước quay điện… Chỉ nghe vẻn vẹn một câu: “Chúng mày biết tao là cộng sản rồi chứ, cộng sản có bao giờ đi khai cơ sở”. Chúng chuyển sang dụ dỗ mồi chài không được lại đánh, lại dở cực hình, doạ bắn và bắn giả vờ, chị vẫn im lặng không thèm đáp. Chiều ngày 24-04-1951, một tên lính nguỵ cảm phục tinh thần bất khuất của chị đã lén báo cho chị biết: “địch sẽ bí mật thủ tiêu chị trong hai ngày nữa”. Chị nghĩ Nó đánh mình kiệt sức rồi, không còn đủ sức trốn ra, chịu để nó giết âm thầm ư? Không thể được, không thể để địch thực hiện chót lọt âm mưu của nó. Những lời dặn dò của chi uỷ, chi bộ còn văng vẳng bên tai: “chiến đấu đến cùng, bảo vệ đảng đến cùng, có chết cũng phải chết cho xứng đáng”.
Chị lừa bọn giặc dẫn về mò súng, để chị được nhìn lại cây đa giếng nước thân thuộc, căn nhà nơi chi bộ xưa thường họp. chúng mò mãi không thấy lại đánh đập, chị nói: “Đêm nay chúng mày giết tao, ngày mai bao nhiêu người sẽ giết chết chúng mày, chúng tao không chịu thua đâu”.
Biết không làm gì được, chúng lôi chảo ra, lấy dao bầu cắt tiết chị, rồi lăn xác chị xuống vệ ao. Trước phút chót của cuộc đời, chị còn tìm kế chủ động tiến công kẻ thù lần cuối. Mọi âm mưu đen tối, những cực hình cùng những thủ đoạn dụ dỗ của địch không khuất phục nổi chị, ngược lại khí phách anh hùng của chị đã làm kẻ địch run sợ bàng hoàng. Tấm gương hi sinh oanh liệt của chị đã cổ vũ đồng chí, đồng bào trong xã trong huyện tiếp tục đấu tranh, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày thắng lợi.
Năm 1955, kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã làm lễ tuyên dương 20 anh hùng quân đội, trong đó có Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.
Chị được truy tặng Huân chương Quân công hạng Hai.
Năm 1996 UBND xã đã xây nhà tưởng niệm chị
*
* *
Anh hùng Mạc Thị Bưởi không còn nữa. Chị đã hiến 24 tuổi hoa đầy nhựa sống và hứa hẹn cho cách mạng, giữ vẹn toàn khí tiết của một đảng viên.
Theo cuốn Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi do tỉnh hội Phụ nữ tỉnh Hải Hưng ấn hành năm 1976.
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.