- Đang online: 3
- Hôm qua: 446
- Tuần nay: 13286
- Tổng truy cập: 3,376,933
Hoàng Bá Tước (1856-1940)
- 1850 lượt xem
Cụ Hoàng Bá Tước (tục gọi cố Tổng Phong) gốc Mạc thuộc phái hệ phó Quốc Vương Mạc Đăng Lượng, là con trưởng cụ Hoàng Bá Đạm, quê ở làng Lương Sơn nằm ben hữu ngạn sông Lam, thuộc tổng Đặng Sơn xưa, nay là xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. Cụ sinh năm 1856 và mất ngày 15 tháng 11 năm Canh Thìn (1940), hưởng thọ 85 tuổi.
Từ buổi đầu lập thân chỉ có nếp nhà tranh nhỏ với một sào vườn. Cụ ngày ngày vào rừng sâu khoai thác nhựa cây để bán cho người đánh bắt chim, khai thác dây trói bán cho vạn chài làm đó, khai thác mây song bán cho người đan lát để bươn chải kiếm sống. Do cần mẫn, chăm lo lao động khai khẩn đất làm vườn và sự cần kiệm trong cuộc sống để mua thêm đất đai canh tác và trở thành nhà nông giỏi, vườn ông đầy cây ăn quả, trồng nhiều trầu, trồng dâu nuôi tằm, cụ đã từ một nông dân nghèo trở nên có sản nghiệp, cuộc sống đầy đủ, nuôi dạy 10 người con trai, hai người con gái lớn khôn và đều lo cho các con thành gia thất.
Là một người con trong dòng họ Mạc, một dòng họ có truyền thống yêu nước, tự tin, trung thực và khẳng khái luôn quý trọng lẽ phải, liêm khiết trong đời sống nên được người đời quý trọng.
Con cháu và người đời vẫn thường kể lại những việc làm từ thiện, giúp người gặp khó khăn hoạn nạn, đầy tình nhân ái của cụ: một buổi trưa hè hai cụ đi làm đồng về gặp một thiếu phụ người ở làng Long Sơn đi chợ về trở dạ đẻ rớt con nằm ở bên đường, cụ ông, cụ bà đã giúp đỡ cho mẹ tròn con vuông rồi nhắn người nhặt đến đón về (thời xưa gặp việc sinh ở đường coi như việc dữ, nhiều người lảng tránh).
Gia đình cụ Hoàng Bá Tước nằm cạnh dòng sông Lam. Mọi người dân hai bên bờ sông vào những năm có lũ to thường đem thuyền độc mộc ra sông chèo vớt củi. Năm 1907 có lũ to, nước lên cao cuốn theo nhiều củi, gõ, bèo, sậy, nhà cửa, lợn gà… Cụ cùng hai con chèo thuyền vớt củi trên sông, phát hiện một cụ già ngoài 80 tuổi nằm lả trên nóc nhà, cha con cụ đã đưa cụ già vào thuyền rồi chèo vào bờ và cõng về nhà. Do già yếu đói rét cụ già đã kiệt sức và bất tỉnh.
Được tin, bọn hào lý ác tâm trong làng cho người canh, chờ dịp bắt tội ăn tiền (vu oan cướp của giết người).
Nhờ hồng phúc tiên tổ, lại dường như được linh thần động lòng phù trợ, gia đình hết lòng chăm lo thuốc thang, cơm cháo, ông cụ hồi tỉnh, sức khoẻ tăng dần. Sau hơn một tháng cụ già trở lại bình thường, mới kể lại. Thì ra cụ là một thủ từ ở một ngôi đền thuộc khe Choăng, chỉ có một người con gái lấy chồng về làng Phúc Yên. Gặp lúc quét, nước lên nhanh nhà bị cuốn theo, cụ chỉ kịp bám theo và trèo lên mái nhà. Trời đêm mưa xối xả người cụ cứng lạnh. Nhà trôi đến khu vực sông Dừa- Lạnh có gặp bọn chèo thuyền ra phá nhà hôi của cải mà không cứu, thậm chí cụ còn 7 đồng bạc trắng thắt ở bụng họ đã cắt dây lấy bạc rồi đẩy nhà và cụ đi. Từ chỗ nắm được lai lịch, cụ Hoàng Bác Tước đã cho người nhà sang làng Phúc Yên tìm đến nhà con gái cụ thông báo cho gia đình rõ sự việc. Người con rể đã đến xin được đón cụ về. Cha con cụ già đã giải bày lòng cảm ơn sâu nặng, xin được hàng năm qua lại đền ơn hậu tạ.. Nhưng cụ đã khước từ nhận lễ vật. Cụ nói rằng, cái hồng phúc nhất là cụ còn sống, quý hơn cả ngàn vàng là đã làm tỏ tình ngay thẳng và minh bạch cho mọi người đều biết. Không may mà cụ chết đi thì gia đình tôi gặp lôi thôi, mắc vào vòng oan trái, bị tù tội và làng phạt vạ thì sạt nghiệp.
Trong phong trào cách mạng 1930-1931, cụ luôn quan tâm giáo dục cho con cháu hướng theo phong trào. Con cháu cụ đều tham gia đoàn thể cách mạng, vào công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên cách mạng, đã tham gia các cuộc biểu tình, cướp đồn và cướp chính quyền ở thôn, xây dựng lạng xô viết. Nhưng sự nghiệp không thành, khởi nghĩa bị đàn áp trong biển máu. Bọn thực dân Pháp cho lính về làng cùng cường hào vây ráp bắt nhiều người làng, trong đó có ông Biền, ông Bèn, ông Chiên, ông Ấp, ông Thiêm con cụ giải về huyện. Để đàn áp phong trào, ngày hôm sau chúng dẫn 7 người gồm: Bùi Thế Thuận (gốc Mạc), Bùi Thế Thúc (gốc Mạc), Bùi Văn Nành, Võ Văn Thơn, Đặng Duy Liên, Hoàng Bá Biền, Hoàng Bá Bèn về bắn trước đình làng. Ngày nay trước đình làng đã được gắn bia di tích lịch sửa văn hoá và cách mạng, và được nhân dân dựng bia khắc tên 7 liệt sĩ trong phong trào xô viết 1930-1931.
Trong nỗi buồn tang thương của nhân dân làng Lương Sơn, dòng gốc Mạc có ông Bùi Thế Thuân là Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản ở thôn, ông Hoàng Bá Biền và ông Hoàng Bá Bèn đều tham gia Nông hội đỏ và Công hội đỏ.
Cũng trong thời gian này, có ông Hoàng Trần Thâm con trai cụ Hoàng Trần Đài thuộc ngành trưởng ở Đặng Lâm, ông Thâm là Bí thư Phủ uỷ Anh Sơn, tỉnh Uỷ viên, Thường vụ tỉnh uỷ Nghệ An, phụ trách tuyên huấn, đang diễn thuyết trong cuộc mít tinh vận động nhân dân chống khủng bố ở Hạnh Lâm, Thanh Chương cũng bị đàn áp và hy sinh.
Trước tổn thất lớn của gia đình cụ Tước: hai người con trai bị địch giết, ba con trai khác bị tù tội, cụ Hoàng Trần Đài đã có những vần thơ mộc mạc chân tình để an ủi, khích lệ:
Con ta chết vì non sông đất Việt
Vẫn như còn sống mãi cùng cháu rồng tiên
Không thèm sống chui lòn mưu sống đỡ
Phất cao cờ tự do rực rỡ đỏ chen vàng
Sống như thế mới là hơn
Mong chú chớ xem đây là điều tủi hận
Mà chính là niềm vinh hạnh trước tiên.
Đại tá Hoàng Cao Quý
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.