- Đang online: 1
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 13906
- Tổng truy cập: 3,368,079
Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- 2480 lượt xem
Năm 1780 có một di thần nhà Minh bên Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, tên là Mạc Cửu, đã dong thuyền cập bến Hà Tiên. Thấy phong cảnh Hà Tiên có núi lạ sông đẹp, trời đất khoáng đạt, bèn thần phục và xin cư trú, được chúa Nguyễn Phúc Chu thuận phong là Tổng binh trần Hà Tiên. Mặc Cửu lấy vợ người Việt, sinh con đặt tên Mặc Thiên Tứ, thường gọi Mạc Thiên Tích. Hà Tiên thời Mạc Cửu đã sầm uất, tàu thuyền đi lại giao lưu buôn bán tấp nập. Năm 1736, khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp, cũng lấy vợ là người Việt. Hà Tiên thời mạc Thiên Thích đất đai được khai khẩn, phố xá, chợ búa được mở mang, có thêm bốn huyện Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu, Bãi Xàu). Cùng với sự mở mang đất đai, phong trào văn chương thơ phú, luận đàm kinh sử cũng phát triển.
Mạc Thiên Tích là một danh tướng, đồng thời là một văn nhân nho sĩ đã để lại những dấu ấn văn hoá lịch sử khó phai mờ trên cõi đất Hà Tiên. Ông làm thơ, ngâm vịnh ca ngợi cảnh đẹp Hà Tiên, lập ra Tao Đàn Chiêu Anh các năm 1736 và tuẫn tiết tại Xiêm năm 1780. Sách sử không ghi rõ cuộc đời Mạc Thiên Tích, chỉ biết tháng 9 năm Đinh Dậu 177, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên, Chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng Tôn Dương chết trận, còn Nguyễn Ánh trốn chạy ra đảo Thổ Chu. Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem hai vạn thuỷ quân và ba trăm chiến thuyền kéo sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan tác trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút (Đinh Tường). Trước đó, Mạc Thiên Tích đã chiến đấu chống giặc Xiêm xâm lược suốt những năm 1768- 1769-1771 và hai lần dự định đánh Xiêm ở Bangkok, nhưng thất bại.
Trong khi Gia Định, trung tâm lớn nhất của Nam Kỳ lục tỉnh thơ văn chưa phát triển và ngay cả ở Đàng Ngoài, Đoàn Thị Điểm cũng chưa dịch Chinh Phụ Ngâm…, thi việc thành lập Tao Đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên là một sự kiện văn học lớn, đáng ngạc nhiên.
Lịch sử văn đàn Việt nam chỉ có hai tao đàn văn chương, đó là Tao đàn Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV và Chiêu Anh Các của mạc Thiên Tích vào giữa thế kỷ XVIII. Về quy mô, Hồng Đức có 28 vị tiến sĩ văn chương, gồm các vu và các quan tham gia, để lại đời sau tác phẩm Quỳnh Uyển cửa ca. Còn một số văn tài tham gia Chiêu Anh Các lên tới 72, lưu đời 7 tác phẩm chữ Hán và một số tác phẩm chữ Nôm, trong đó có Hà Tiên thập cảnh, Hà Tiên vịnh vật thi tuyển, Thu Đức Hiên tứ cảnh hồi văn, Minh Bột du ngư thi thảo… thơ văn Chiêu Anh Các ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, ca ngợi người lao động gắn chặt với vùng đất mới được khai khẩn, mở mang, đậm tình người, tình dân tộc, gần gũi với quảng đại nhân dân, thoát khỏi sự sáo rỗng, ước lệ mà thơ văn cổ điển thường mắc phải.
Trải qua thời gian và những cuộc chiến tranh liên tiếp, các tác phẩm của Chiêu Anh Các còn lại rất ít, số còn lại cũng không trọn vẹn và ít người biết đến. Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Phạm Nguyễn Du, Đông Hồ, Ngạc Xuyên. Ca Văn Thỉnh là các tác giả đã có công khảo cứu, sưu tập một số tác phẩm của Chiêu Anh Các. Lê Quý Đôn khi vào Thuận Hoá đã được đọc bản khắc gỗ Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích, ông hết sức ngạc nhiên và khâm phục. “Xem đó, chúng ta không thể bảo ngoài biển là không có văn chương vậy”. Trong Phủ biên tạp lục1776, Lê Quý Đôn là người đầu tiên sưu tập và giới thiệu Hà Tiên thập vịnh, đã in một số bài thơi của Mạc Thiên Tích. Trong Kiến văn tiểu lục 1777, Lê Quý Đôn cũng khảo cứu hai tác phẩm lớn của Chiêu Anh Các, Hà Tiên thập vịnh và Thu Đức Hiên bốn mùa vịnh.
Trịnh Hoài Đức thuộc nhóm Gia Định Tam gia đã viết trong lời tựa tập Minh Bột di ngư, tái bản 1821: “Khi tôi còn nhỏ, từng đọc Hà Tiên thập vịnh toàn tập. Minh Bột di ngư, Thi truyện tặng lưu tiết phụ, Thi thảo cách ngôn vi tập. Sau bộ sách đó được các sĩ phu xa gần thán phục”.
Giới nghiên cứ cho rằng, bản Hà Tiên thập vịnh cổ và đẩy đủ nhất là bản chép tay An Nam Hà Tiên thập vịnh của Viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội, nay được Viện Hán Nôm lưu giữ dưới ký hiệu A441.
Mây nước, núi non, hang động Hà Tiên đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Mạc Thiên Tích nghe cả tiếng chuông chùa Tiêu, tiếng sóng khơi xa Kim Dự, tiếng trống Giang Thành lẫn tiếng đao kiếm từ nghìn xưa còn vọng. Ông ca ngợi “Núi Thạch Động dáng đứng giữa mây lồng lộng”, và mơ màng với “Đêm trăng ngời mặt nước”. Thơ của Mạc Thiên Tích như đã đi vào cuộc sống, trở thành văn thơ vịnh hoạ dân gian.
Ác tà vừa lặn non Tây
Liễu Dinh tiếng trống vang vầy sơn xuyên.
Tao đàn chiêu Anh Các với Mạc Thiên Tích khởi xướng và đứng đầu, đã thắp sáng lên ngọn lửa văn học trên miền đất tần cùng của tổ quốc. Ánh sáng Chiêu Anh Các, xuyên suốt mấy thế kỷ, toả rạng đến hôm nay qua nhiều thế hệ, nghe thật xa, thật cổ nhưng lại rất gần.
Núi chồng chất mở ra bình phong tím mềm mại.
Giọt mưa rớt lại, cảnh sắc xinh đẹp vô ngần.
Nhà thơ Đông Hồ (1906-1969) sinh trên đất Hà Tiên đã nghiên cứu thơ văn chứ Hán, chữ Nôm của Mạc Thiên Tích, Đông Hồ là một nhà thơ yêu nước, là người đầu tiên mở trường dạy chữ quốc ngữ ở Hà Tiên. Ông luôn luôn tin tưởng và không ngừng đấu tranh cho ự nghiệp thống nhất Tổ quốc “Hà Tiên phải gặp Nam Quan, Bắc- Nam phải liền một dải”. Có rất nhiều thi nhân văn hoá Việt Nam đã dừng chân lại Hà Tiên, ghé thăm và kết bạn với Đông Hồ, trong đó có Đào Duy Anh, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Vương Hồng Sển.
Thị xã Hà Tiên nay có 4 phường, 3 xã với tổng số dân 36.373 người, thuộc tỉnh Kiên Giang, tỉnh có nhiều địa danh quen thuộc: Hòn Đất, Tân Hiệp, Rạch Sỏi, Giồng Riềng, Gò Quau, Vĩnh Thuận, Châu Thành, An Biên. Thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc có vị trí rất thuận lợi trong giao thương khu vực và quốc tế, lại có tiềm năng phong phú đa dạng để phát triển công nghiệp, thuỷ sản, du lịch, đủ khả năng và điều kiện xác lập và xây dựng một đặc khu kinh tế ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ Quốc.
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Gương sáng họ Bùi Đăng
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.