- Đang online: 5
- Hôm qua: 561
- Tuần nay: 13047
- Tổng truy cập: 3,368,242
CỤ HOÀNG TRẦN ĐÀI ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIÊP CHUNG
- 1233 lượt xem
Cụ. Hoàng Trần Đài :
Cụ. Hoàng Trần Đài : bí Danh Tố-Nghích sinh năm 1884 ( Giáp thân) tại chòm Đặng lâm xã Đặng sơn, Anh sơn nay là huyện Đô lương Nghệ an.
Mất ngày 12/12 Ât mùi tức 24/1/1956 Tinh thông quốc văn-Hán văn, Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương thuộc họ Hoàng trần gốc Mạc phái hệ tổ Mạc Đăng Lượng.
Trước cách mạng: Ông tham gia và tích cực ủng hộ phong trào Đông kinh nghĩa thục 3/1907-11/1907 ở Hà nội. . Trong sơ thảo lịch sử Đảng bộ xã Đặng sơn trang 11 ghi : Khoảng năm 1907-1908 phong trào Đông kinh nghĩa thục do cụ Phan Bội Châu chủ trương . Xã Đặng sơn có cụ Hoàng trần Đài ( tức cố Củng) và cụ Hồng Sỹ Khuyến tham gia Hoạt động và vận động truyền bá chữ quốc ngữ . Ông là người có chí khí căm thù đế quốc và phong kiến, tham gia nghĩa quân đề thám 1913 ở Yên thế bị chính quyền thực dân pháp cầm tù tại nhà lao do tham gia phong trào Đề thám).
. Bí mật nuôi dưỡng, bảo vệ các cán bộ lãnh đạo của Trung ương, xứ uỷ trung kỳ, xây dựng phong trào cách mạng vô sản ở Nghệ tĩnh . Đến 1925 tham gia phong trào yêu nước như Tân việt Cách mạng Đảng và khi phong trào Cộng sản hình thành phát triển cụ đã tìm mối liên lạc với các tổ chức yêu nước sau này là tổ chức cộng sản. Bí mật nuôi dấu các chiến sỹ cộng sản dưới hầm bí mật trong nhà, bảo vệ các cán bộ lãnh đạo của xứ uỷ trung kỳ như Nguyễn Sỹ Sách , Hà Huy Tập, Nguyễn Phong Sắc, Hồ tùng Mậu, Trần Văn Quang, Tôn thị Quế … Sau cách mạng tháng 8/1945 Ông đã đảm nhiệm chủ tịch Việt minh xã Đặng sơn ( Nam – Bắc- Đặng) làm cấp uỷ Đảng xã Đặng sơn trong nhiều năm. Chủ tịch mặt trận Liên việt huyện Anh sơn cũ. Chủ tịch hội Đông y Nghệ an. là Danh y tinh thông thuốc Đông dược nên đã cứu chữa cho nhiều bà con dân làng bị bệnh trong xã , huyện, tỉnh thoát khỏi nhiều căn bệnh hiểm nghèo, được nhân dân rất tôn kính. suốt đời yêu nước thương dân trung với Đảng. Năm 1981 thay mặt chính phủ thủ tướng Phạm văn Đồng ký truy tặng Gia đình có công với nước bằng số 129/ CP Ngày 23/3/1981 đã tích cực giúp đỡ và bảo vệ C.M góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng 8.
Vợ Ông là Bà Thái thị Lơợng mất năm 1945. Ông là em ruột ông Hoàng trần Siêu, Cha đẻ của Hoàng trần Liễn và Hoàng Trần Thâm. Ông nội Hoàng trần Củng. Mộ chí của Ông, bà đã xây cất trang nghiêm tại Nghĩa trang họ Hoàng xã Nam sơn..
Cụ Hoàng trần Đài là người thông minh hiểu biết uyên thâm. Giỏi Hán học, Quốc ngữ, hiểu nhiều về văn học, lịch sử, địa lý. Vì tính thẳng thắn, trung thực, căm ghét phong kiến, nhiều lần thi cử đều phạm huý, hoặc chống lại sai trái của quan trường nên không đỗ đạt cao. Tuy vậy vẫn được nhiều kẻ sỹ, quan thanh liêm kính nể . Cả Chánh tổng , quan huyện cũng nể trọng, nhiều lần Tri phủ có vấn đề phức tạp lại mời cụ giúp đến để phân giải đúng sai, cụ có lý lẽ sắc bén. Cụ được mời đi xử kiện nhiều nơi trong huyện như: Thượng Nhân Mỹ vùng cuối huyện Đô Lương vùng Đức Sơn, Hội Sơn, huyện Anh Sơn bây giờ. Có lần cụ sang tận Thanh Chương để xử kiện. Đối với bọn quan lại tay sai phong kiến cụ hạn chế giao thiệp, còn đối với quần chúng nhân dân nhất là những người nghèo khổ ông rất đỗi yêu thương. Cụ là người thầy thuốc Bắc giỏi, một Danh y có tiếng lúc bấy giờ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp tuy không còn là Đảng viên nữa và do tuổi già cụ không đảm trách công việc chính quyền nhưng cụ vẫn phát huy vai trò từng là Đảng viên, cụ nhận chăm lo sức khoẻ cho các gia đình có người đi bộ đội, dân công hoả tuyến hoặc những gia đình có người tham gia kháng chiến khác. Cụ không kể ngày đêm hay mưa nắng tận tình đến từng gia đình cứu chữa người bệnh. Ông Bùi Nguyên Hứa kể lại “ Hồi 1951-1952, tôi đi dân công Thượng Lào mẹ nó sinh cháu đầu lòng. Cháu sinh thiếu tháng, mẹ con đều đau yếu cụ ngày nào cũng đến cho thuốc, có lần đau nặng đêm cụ ở lại nhà chăm sóc”
Ông Trần Nguyên Quang Đảng viên, Trung tá quân đội nghỉ hưu kể lại: “Tôi nhớ ơn các cố nhà vợ kể “ Nhất là cố Củng (Cố Đài) tôi bị thương hàn nặng kéo dài hàng năm nếu không có Cố thì tôi đâu còn đến ngày nay. Nhà nghèo, bố mẹ đi làm thuê, con trai ốm không dám gọi thầy thuốc đến chữa bệnh. nhưng cố đã đến nhà bồng bế về nhà mình cứu chữa nuôi dưỡng đến lúc khoẻ mới cho về nhà, mình ăn uống thuốc men ông có lấy tiền đâu? Tiền gạo hàng ngày còn chẳng có lấy đâu ra tiền mà trả ơn, đi vay mượn thì cụ cũng chẳng lấy”. Lớp tuổi 70 – 80 trong làng Đặng lâm hiện nay ai cũng ca ngợi, nhiều người thầm cảm ơn tấm tắc tấm lòng yêu nước, thương dân nghèo và căm ghét tay sai phong kiến của cụ. Là người có học cụ cũng ít làm thơ nhưng thơ cụ được một số con cháu thuộc lòng và nhớ lại Cụ Hoàng Trần Phô, Hoàng Trần Nhạc đã cung cấp cho ông Hoàng Trần Củng là cháu đích tôn thu thập . Cụ mất ngày 12 tháng 12 năm 1956. Năm 1979 với sự hy sinh đóng góp của cụ và gia đình . Từ 1930-1956 có 4 người mất trong đó có Ông , bà Hoàng trần Đài vì liên quan đến Hoạt động Cộng sản gồm Hoàng trần Thâm , Mẹ Thái thị Lơơng, ông Liễn, Ông Đài. Riêng bản thân Cụ đóng góp cống hiến xong vẫn chưa được xét công nhận bất cứ công lao đóng góp nào? chỉ vì nhiều lần làm nhưng không có đủ hồ sơ giấy tờ chứng minh công lao hoạt động nên chưa được xét.
Trải qua thời kỳ đấu tranh giành chính quyền từ 1930-1945 đến khi xây dựng chính quyền từ cải cách ruộng đất 1956 khu nhà ở và vườn gia đình cụ Hoàng trần Đài là cơ sở của Tổ chức chi bộ Đảng Bạch Thược Đặng sơn nơi các chiến sỹ cộng sản đi về hoạt động lúc bấy giờ. Đã đóng góp công của và sinh mạng của các thành viên trong gia đình . Năm 1930/31 cụ Đài bán 3 sào vườn và tài sản cho các con là Hoàng trần Liễn, Hoàng trần Thâm lấy tiền để mua nốc liệu giả thuyền buôn chở tài liệu tuyên truyền Hoạt động cộng sản . Năm 1931 trong thoái trào XVNT chú Hoàng trần Thâm bị địch bắn lén khi đang diễn thuyết ban đêm trước hàng ngàn người tại nông trường Hạnh lâm Thanh chương , Ông đã hy sinh anh dũng ở tuổi 23, gia đình sau đó bị tri phủ Anh sơn niêm phong nhà ở vì cơ sở cộng sản, thương con mẹ bà Thái thị Lơợng đau buồn chết 1945, đến năm 1956 chú Hoàng Trần Liễn bị xử bắn oan sai trong cải cách ruộng đất, đau buồn quá 1956 Cụ Hoàng trần Đài đi “trẫm mình” trên sông Lam. Năm 1957 huyện uỷ Anh sơn đã có quyết định sửa sai và truy phục Đảng tịch cho chú Hoàng trần Liễn, Hồ chủ tịch có thư an ủi chia buồn với gia đình, sau này nhà đất vườn trong cải cách chia một phần cho dân và gia đình chính sách, đến 1968 khi chuyển ra sống Ở Bắc ninh , ngôi nhà ở quê giao lại HTX Thống nhất Đặng sơn và HTX bán ngôi nhà , đất ở chia cho dân. Năm 1981 chính phủ tặng gia đình Ông Hoàng trần Đài Bằng có công với nước. Nay con cháu chỉ mong sao Đảng nhà nước quan tâm giải quyết cho phần đất nhà cũ để lập nhà bia lưu niệm tri ân ghi nhớ tới Liệt sỹ Hoàng trần Thâm , nơi một mảnh vườn ngôi nhà xưa là cơ sở đi, về nuôi dưỡng chở che đào tạo giúp đỡ các chiến sỹ Yêu nước những người cộng sản trong giai đoạn khó khăn nhất của Cách mạng và đã góp phần nhỏ bé một thời cho thành công thắng lợi của dân tộc..
Hoàng trần Hoà Chép bổ sung ghi theo lời kể của các bậc cao niên do Hoàng trần Kháng kế tự đời 12 Đặng sơn chép.)
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.