- Đang online: 2
- Hôm qua: 451
- Tuần nay: 13295
- Tổng truy cập: 3,376,938
Gương sáng họ Bùi Đăng
- 3076 lượt xem
Cụ Bùi Đăng Địch huý Thái, thuỵ Kiêm Trí, đời thứ 4 họ Bùi Đăng, sinh năm Mậu Tý (1780) niên hiệu Vĩnh Thịnh 4, đời cua Lê Dụ Tông. Con cụ Bùi Đăng Thông và Lê Thị Đạc. Gốc họ Mạc sau 1592 đổi sang họ mẹ, họ Bùi. Hai cụ bỏ tiền của, đứng ra chiêu mộ dân ly tán đói khổ vì chiến tranh Trịnh Nguyễn, khai hoang khẩn hoá, đắp đê ngăn nước sông Trà Lý, đào sông tiêu nước, tạo dựng làng ấp mới được dân suy tôn là thành hoàng thôn Đồng Cống- Hiện còn lưu giữ được một sắc phong thành hoàng của vua Khải Định, Triều Nguyễn (1924).
Cụ Bùi Đăng Địch là người thông minh ham học, được gia đình nuôi cho ăn học từ thủa nhỏ. Sau nhiều nam dùi mài kinh sử để chờ dịp khoa, cụ lều chõng, thi Hương ở trường thi Sơn Nam Hạ, đỗ Hương cống. Năm sau lên thi Hội ở kinh đô Thăng Long, đỗ ba kỳ đạt loại trúng trường (4 kỳ đỗ tiến sĩ) niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông (1740). Sau đó cụ được bổ nhiệm làm quan Thiên sự đại phu, làm việc ở Viện Thiêm sự, chức Tu thần doãn hàm Chánh ngũ phẩm, tước Hoàng tín đại phu, là người đầu tiên họ Bùi Đăng đỗ đạt ra làm quan đại phu triều Lê Trung hưng. Ngoài việc thích ứng với thời thế, ra làm quan giúp nước yên dân, cụ là người đáng quý.
Theo truyền tụng của nhân dân huyện Thần Khê (Đông Hưng), cụ là người nhân hậu, yêu dân, hay giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, một người có lòng vị thay hay làm việc nghĩa. Thời đó trấn Sơn Nam hạ, mấy năm bị thiên tai bão lụt, mất mùa, dân bị đói, cụ là người bỏ thóc gạo ra giúp đỡ đồng bào gặp cơn hoạn nạn. Thời bấy giờ đánh giá cao việc nghĩa cử, xếp cụ đứng thứ 5 trong thiên hạ, trong bài phát biểu của ông Bùi Văn Lan, Giám đốc Viện Bảo tàng tỉnh Thái Bình, đến trao giấy chứng nhận Di tích Lịch sử văn hoá tại Uỷ ban Nhân dân xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng ngày 3 tháng 3 âm lịch năm 1993, cho từ đường họ Bùi Đăng có câu: thứ năm Thiêm Địch ở vùng Thần Khê (Đông Hưng) là người tham gia góp quỹ hỗ trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt đứng thứ năm thiên hạ, đáng được nêu gương học tập.
Trải qua gần 300 năm lịch sử, tài liệu về cụ còn lại rất ít, nhưng tiếng thơm về cụ vẫn còn truyền tụng cho đến ngày nay.
Bùi Đăng Uyển
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.