- Đang online: 4
- Hôm qua: 434
- Tuần nay: 14051
- Tổng truy cập: 3,368,140
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG NGUYỄN THI QUÝ NGƯỜI CON DÂU DÒNG HỌ HOÀNG BÁ (GỐC MẠC) NHƯ THẾ!.
- 1564 lượt xem
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG NGUYỄN THI QUÝ
NGƯỜI CON DÂU DÒNG HỌ HOÀNG BÁ (GỐC MẠC) NHƯ THẾ!.
Bà |
Nguyễn Thị Quí sinh năm 1923 tại thôn Đại Thủy, xã Trúc lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình nông dân, bố là nhà nho có nề nếp gia giáo được nhân dân trong xã kính trọng. Năm 1940, bà kết hôn cùng ông Hoàng Bá Hanh thôn Giảng Tín cùng xã, là con trai đầu của cụ Hoàng Bá Thiềng, một thầy thuốc Bắc giỏi nổi tiếng trong vùng lúc bấy giờ. Ông Hoàng Bá Hanh là trai trưởng nên được học hành chu đáo; trong những năm kháng chiến thoát ly làm việc tại Ty Nông Lâm tỉnh Thanh Hóa được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam). Bà Nguyễn Thị Quí về làm con dâu trưởng gia đình cụ Hoàng Bá Thiềng và đảm nhiệm thêm chức năng “dâu Trưởng tộc” dòng họ Hoàng Bá (gốc Mạc). Năm 1954, Cải cách ruộng đất cụ Thiềng bị quy sai địa chủ phải đi trại cải tạo, gia đình mẹ già các em còn nhỏ, con thơ chồng công tác xa một mình đảm đang lo toan gánh vác việc gia đình nuôi các em và các con. Được sinh ra và lớn lên trong gia đình có nề nếp nho học nên khi về làm dâu bà luôn được gia đình chồng và dòng họ kính trọng. Bà sinh một bề được 7 người con trai đặt tên các con: Hạnh, Phúc, Tự, Do, Dân, Thân, Thiết. Các con lớn lên được học hành hết cấp II đến tuổi nghĩa vụ, lần lượt tòng quân chống Mỹ cứu nước. Con đầu là Hoàng Bá Hạnh tốt nghiệp trung cấp cơ khí luyện kim năm 1964 về công tác tại đơn vị vận chuyển đường sắt thuộc Công ty gang thép Tháí Nguyên; cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ, Hoàng Bá Hạnh được biên chế vào tự vệ Đội vận chuyển đường sắt Thái Nguyên vừa bảo đảm sản xuất, vừa chiến đấu đánh trả không quân Mỹ. Trong trận đánh phá của không quân đế quốc Mỹ vào khu gang thép Thái Nguyên ngày 10 tháng 03 năm 1967, Hoàng Bá Hạnh hy sinh được suy tôn danh hiệu liệt sỹ. Căm thù giặc Mỹ xâm lược, quyết đền nợ nước trả thù cho anh trai trong tháng 03 năm 1967 con thứ hai Hoàng Bá Phúc làm đơn tình nguyện nhập ngũ được biên chế vào đơn vị phòng không sư đoàn 365 Quân chủng phòng không − Không quân chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng Thanh Hóa nhiều lần bị thương không chịu rời mâm pháo được kết nạp vào Đảng tại trận địa trên mâm pháo sau trận chiến đấu, ngày hòa bình phục viên về quê hưởng chế độ bệnh binh, thương binh loại 2/4. Con thứ ba Hoàng Bá Tự sinh 1950 nhập ngũ tháng 7/1968 thuộc đại đội 88, Bình Tuy, Quân khu 5, hy sinh ngày 26/02/1970 trong một trận càn của địch. Thời điểm ác liệt của cuộc chiến tranh trong ba năm bà chịu đựng mất mát lớn lao hai con trai hy sinh, bà khóc đã cạn nước mắt thân thể héo mòn nhưng mỗi lần nghĩ đến các con còn lại còn nhỏ bà lại gượng dậy. Hoàng Bá Do sinh năm 1953 khai tăng tuổi nhiều lần viết đơn được gia nhập quân đội đăng kí vào Nam chiến đấu trả thù cho hai anh và đồng bào, bà Quý nuốt những mất mát đau thương, bằng lòng cho cậu con thứ tư tháng 8/1969 nhập ngũ được biên chế vào C11, đơn vị KB chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, Tháng 4 năm 1970 người em trai Hoàng Bá Thập được bà chăm sóc nuôi từ nhỏ đang ở trường trung cấp nhập ngũ vào đơn vị xe tăng của Bộ Tư lệnh tăng thiết giáp chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ phiên hiệu đơn vị C16, phòng hậu cần KB. Những năm 1967, ở quê nhà bà dành cả nhà và
Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Quý (Mất năm 1997, thọ 70 tuổi)
Cụ Hoàng Bá Hanh chồng bà Quý (Mất 1999, thọ 72 tuổi )
vườn làm lán học phòng không cho học sinh cấp II đến năm 1972, gia đình luôn luôn là nơi nghĩ chân tập kết của các đơn vị bộ đội hành quân trên đường vào miền Nam chiến đấu, và đơn vị Thanh niên xung phong phục vụ bảo đảm cung đường chiến lược từ Gép vào Vinh, mỗi lần các đơn vị bộ đội hành quân qua bà tiễn chân và không quên thăm hỏi anh em và mong nhận được tin con trai thứ tư là Hoàng Bá Do, và em trai Hoàng Bá Thập đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Tháng 8/1974, bà Quý nhận tiếp giấy báo tử em trai Hoàng Bá Thập hy sinh. Bốn tháng sau ngày 12/12/1974 người con trai thứ tư của bà là Hoàng Bá Do hy sinh tại chiến trường Bình Phước. Nỗi đau mất mát trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng lớn lao, bà phải gồng lên để chịu đựng nuôi các con còn nhỏ để chồng yên tâm công tác. Bà Nguyễn Thị Quý có công lao cống hiến tlớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc gia đình 4 liệt sỹ và một thương binh tỷ lệ 2/4 ( có 3 con và một em là liệt sỹ). Năm 1994, bà Nguyễn Thị Quý vinh dự được Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh hùng. Năm 1997, bà về với tổ tiên ở tuổi 70. Dòng họ Hoàng Bá (gốc Mạc) thôn Giảng Tín, xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có Bà mẹ Việt nam Anh hùng như thế!
Bài và ảnh Đại tá, CCB HOÀNG BÁ VIẾT
Viết bình luận
Tin liên quan
- GƯƠNG SÁNG DÒNG HỌ
- FOSBER TÔN VINH 50 PHỤ NỮ ẢNH HƯỞNG NHẤT VIỆT NAM
- HỌ CÙ GỐC MẠC HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
- Cụ HOÀNG TRẦN TRỰC VÌ SỰ NGHIỆP CHUNG TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN
- Gương sáng dòng họ Hoàng Giáp – Tiến sỹ Nguyễn Đặng Huân
- Mãi mãi ngợi ca “Sự nghiệp trồng người”
- Thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Phạm Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII
- Mạc Thiên Tứ – Người đặt tên cho mười cảnh đẹp ở Hà Tiên
- Dấu ấn tao đàn Chiêu Anh Các
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) – Tiểu sử và Sự nghiệp –
- NGHỆ THUẬT THỜI MẠC
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Nghệ An
- ĐỊA CHỈ MỘT SỐ DI TÍCH NHÀ MẠC VÀ DANH THẮNG CƠ BẢN Ở TỈNH CAO BẰNG
- Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác “Truyền kì mạn lục”
- CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC THỜI MẠC
- LỊCH SỬ ĐIỆN SÙNG ĐỨC TỔ ĐƯỜNG MẠC TỘC VIỆT NAM
- Danh sách các chi họ Mạc và các chi họ gốc Mạc ở Bắc Giang
- HẬU TÁI ĐỊA DANH CÓ TỪ THỜI NHÀ MẠC
- THÔNG BÁO CỦA HỘI ĐỒNG MẠC TỘC VIỆT NAM VỀ TRANG WEB “ mactoc.com” MỚI.